Áp lực điểm số, thành tích học tập như “con nhà người ta” dần tạo nên những hố đen vô hình trực chờ nuốt chửng những đứa trẻ còn ngây thơ, mỏng manh. Ước mong của ba mẹ đặt lên vai người con đôi khi trở thành gánh nặng mà chúng không thể gánh vác để rồi một ngày lựa chọn từ bỏ mọi thứ để được “tự do”.

không ai hiểu được điều con mong muốn

Con tên là Minh Đức, năm nay học lớp 9 ở một trường Quận 10 (TP.HCM). Ba mẹ có mình con nên mọi hy vọng, mong ước và cả sự chăm sóc đều dồn hết cho con. Con nhớ khi mới vào lớp 4, mẹ đã mời cô giáo ở tận trường chuyên ở Quận 1 về dạy. Mẹ nói phải học nghiêm túc từ bây giờ để có thể thi đỡ học trường chuyên cấp 3.

Thay vì được đi chơi với bạn bè, con chỉ nhìn mọi người qua khung cửa sổ lớp học thêm. Ba mẹ cũng lên một thời khóa biểu kín như bưng khi ở nhà, ngoài học trên lớp, về nhà ba mẹ cũng kèm cặp con. Con chỉ được đi ngủ khi bài vở đã xong xuôi. Trong khi bạn bè mải mê chơi đùa trong giờ ra chơi, con phải cố làm cho xong bài tập về nhà ở lớp học thêm ngày mai để tối về được ngủ thêm một chút.

Con cũng chẳng được tới sinh nhật bạn bè vì vướng lịch học thêm. Cô giáo và các bác trong ban phụ huynh phải ra sức thuyết mục thì con mới được đi tham quan với bạn bè. Đó là chuyến đi nhiều kỉ niệm nhất mà con từng có. Bạn Hường còn hỏi con: “Cậu không muốn chơi với tụi tớ hay sao mà giờ ra chơi nào cũng ngồi học?” hay bạn Tiến còn trêu con: “Mọt sách hôm nay cũng đi chơi à, hôm nay ăn nhầm gì rồi chúng mày ơi!”. Con đâu thể nói mình muốn đi chơi với bạn bè lắm, con đâu muốn học trường chuyên vì con biết nói điều đó là có lỗi với ba mẹ.

Tháng ngày học cấp 2 cũng trôi qua không có nhiều ấn tượng trong tâm trí con cho tới khi gặp Chinh. Chúng con không học chung trường, chỉ tình cờ gặp nhau trong cửa hàng tiện lợi gần trường con. Đây là người đã chủ động kết bạn với con, không quan tâm con quái gở thế nào. “Ông học vừa thôi, học nhiều rồi có làm ra tiền không. Tôi nghĩ rồi, xong cấp 2 là tôi đi học nghề luôn nên học nhiều cũng chẳng để làm gì”, Chinh hay nói với con như vậy.

tuổi thơ thiếu nụ cười

Nhà Chinh không khá giả gì, mẹ cậu bạn bán hàng ngoài chợ Bình Điền, bố chạy xe ôm công nghệ. Chinh muốn đi làm bảo trì và sửa chữa ô tô vì theo Chinh đó là nghề “hot”, làm không hết việc. Ba má Chinh động viên nó đi làm để kiếm tiền cho bằng bạn bằng bè, đi học sau cũng chưa muộn. Còn con chẳng biết mình muốn gì khi đó ngoài việc mải miết chạy theo các lớp học thêm.

Con học ở trường THCS “hot” nhất Quận 7. Tám năm liền đều đạt học sinh giỏi là và gương mặt sáng giá của lớp khi đạt được một số giải thưởng. Nhưng con chẳng thấy vui. Con chỉ thấy mình được cười sảng khoái khi được đi gặp gỡ bạn bè, ăn vội tô hủ tiếu gõ với Chinh và nghe nó khoe được nhận vô làm ở một garage ô tô gần nhà.

Vài lần con đã lấy hết can đảm hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con đăng ký thi ở trường Quận 10 gần nhà mình được không? Mấy bạn ở lớp cũng dự định thi ở đó, trường cũng tốt lắm”. Mẹ không quay ra nhìn con, tay vừa bấm điện thoại vừa nói rằng muốn có tương lai tốt thì phải đi học trường chuyên.

Những lúc đó, lòng con trùng xuống, không ai thật sự hiểu con. Con không muốn học trường chuyên, con muốn học như những bạn khác, học ở gần nhà để đỡ những ngày mưa to, kẹt xe, không phải lo bài tập các lớp học thêm, thỉnh thoảng ghé qua garage ô tô mà Chinh đang làm thêm để phụ nó. Nhưng dường như không ai đủ thời gian để lắng nghe điều con nói.

Nhà Chinh không khá giả gì, mẹ cậu bạn bán hàng ngoài chợ Bình Điền, bố chạy xe ôm công nghệ. Chinh muốn đi làm bảo trì và sửa chữa ô tô vì theo Chinh đó là nghề “hot”, làm không hết việc. Ba má Chinh động viên nó đi làm để kiếm tiền cho bằng bạn bằng bè, đi học sau cũng chưa muộn. Còn con chẳng biết mình muốn gì khi đó ngoài việc mải miết chạy theo các lớp học thêm. Con học ở trường THCS “hot” nhất Quận 7. Tám năm liền đều đạt học sinh giỏi là và gương mặt sáng giá của lớp khi đạt được một số giải thưởng. Nhưng con chẳng thấy vui. Con chỉ thấy mình được cười sảng khoái khi được đi gặp gỡ bạn bè, ăn vội tô hủ tiếu gõ với Chinh và nghe nó khoe được nhận vô làm ở một garage ô tô gần nhà. Vài lần con đã lấy hết can đảm hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con đăng ký thi ở trường Quận 10 gần nhà mình được không? Mấy bạn ở lớp cũng dự định thi ở đó, trường cũng tốt lắm”. Mẹ không quay ra nhìn con, tay vừa bấm điện thoại vừa nói rằng muốn có tương lai tốt thì phải đi học trường chuyên. Những lúc đó, lòng con trùng xuống, không ai thật sự hiểu con. Con không muốn học trường chuyên, con muốn học như những bạn khác, học ở gần nhà để đỡ những ngày mưa to, kẹt xe, không phải lo bài tập các lớp học thêm, thỉnh thoảng ghé qua garage ô tô mà Chinh đang làm thêm để phụ nó. Nhưng dường như không ai đủ thời gian để lắng nghe điều con nói.

Chuỗi ngày học thêm vòng quanh Sài Gòn của con vẫn tiếp tục bất kể trời nắng hay mưa giông. Dù nhà ở Quận 10 nhưng con phải đi học tiếng Anh với một  hầy ở Quận 3, học toán với một cô ở Quận 7, học văn với một thầy ở Quận 1.

Một ngày cuối học kỳ 1 năm lớp 9, mẹ chở con đi học thêm thì gặp cơn mưa xối xả, hai mẹ con cùng bị ướt và lạnh. Con hỏi mẹ: “Có nhất thiết phải khổ như thế này không mẹ?”. Mặt mẹ ướt, tóc tai lòa xòa bực dọc nói: “Có sự thành công nào lại không khổ nhọc hả con. Con và mẹ đã đi được 50% đoạn đường, chỉ còn một học kỳ nữa chẳng lẽ lại bỏ cuộc”.

Sau hôm đó con bị ốm nặng, bác sĩ nói con bị viêm phổi. Lúc đó, con thèm một giấc ngủ thật ngon nhưng mẹ dỗ dành con với bát cháo trên tay: “Ăn cháo nóng cho nhanh khỏi đi con, còn kịp tối nay đi học Toán”. Nghe những lời mẹ nói con chỉ muốn nhắm mắt mãi mãi để không phải thấy chồng sách vở ngổn ngang trên bàn học, không phải nghe những lời động viên đầy áp lực từ ba mẹ.

Sau hôm đó, con nghe tiếng ti vi ngoài phòng khách về việc một bạn trẻ viết lá thư tuyệt mệnh rồi nhảy xuống từ tầng 22. Ý nghĩ rời xa khỏi áp lực chỉ bằng một cú nhảy khiến con tỉnh người. Đó là cách duy nhất có thể thoát khỏi những xiềng xích mỗi ngày đang mang, con nghĩ vậy. Và con bắt đầu suy nghĩ chọn cách ra đi thế nào và thời gian nào.

Khi sức khỏe khá hơn, con bắt đầu lên kế hoạch cho sự ra đi của mình. Mọi thứ xong xuôi chỉ trừ việc cô giáo phát hiện ra lá thư tuyệt mệnh của con kẹp trong cuốn sách. Cô tức tốc cho con lên phòng giám thị và gọi mẹ tới. Trong đầu con đã nghĩ tới cảnh mẹ mắng xối xả, bạt tai để con từ bỏ suy nghĩ ấy và bình tĩnh chờ đợi.

Nhưng khi cánh cửa phòng giám thị mở ra, mặt mẹ xây xát khắp nơi vì ngã xe, nước mắt giàn giụa chạy tới ôm lấy con. Lần đầu tiên sau biết bao nhiêu năm, con lại được mẹ ôm trọn trong cánh tay mềm mại. Và cũng là lần đầu tiên sao bao nhiêu năm, con đã khóc như một đứa trẻ.

Trong tiếng nghẹn ngào, con nghe mẹ nói: “Lạy trời lạy phật, con đã kịp ôm lấy con trai của con rồi. Mẹ xin lỗi con…”. Câu chuyện tự tử của con khép lại và bắt đầu hành trình chữa căn bệnh trầm cảm của con. Hóa ra nét mặt trầm buồn, những ý nghĩ đòi ra đi là dấu hiệu của bệnh mà con không hề biết.

kế hoạch nâng cấp bản thân

Thời gian biểu của gia đình thay đổi hẳn. Ngoài thời gian trên lớp và thời gian đi khám chữa bệnh, con không phải đi học thêm nữa. Thay vào đó, con được đi dạo buổi tối với ba, rủ Chinh qua nhà ăn tối, đi uống nước với mấy đứa bạn cấp 2, hay chỉ đơn giản cùng bình luận phim truyền hình với mẹ. Ba mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện với con hơn, lắng nghe con nhiều hơn và không còn áp đặt con vào bất cứ điều gì.

Duy chỉ có một điều ba mẹ áp đặt mà con cũng không phản đối là tham gia gói bảo hiểm khám nội trú ngoại trú của Bảo Việt An Gia cho cả gia đình. Đây vừa là quỹ để cả nhà mình yên tâm đi khám, hỗ trợ phần nào chi phí khi ba mẹ hay con đi chữa bệnh. Đây cũng là “con heo đất” ba mẹ để dành cho con nếu con muốn đi du học sau này.

Câu chuyện con chia sẻ với mong muốn những bạn nào có suy nghĩ giống con có thể xem xét lại, vẫn có những lựa chọn khác, làm khác đi ngoài lời vĩnh biệt mãi mãi. Và bố mẹ ơi, xin hãy lắng nghe chúng con và hiểu thêm cho chúng con. Chúng con cũng mỏng manh và yếu đuối, đừng khoác lên tim con những xiềng xích mang tên “thành tích”.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307