Cuộc sống hiện đại, con người đối diện với mọi áp lực bủa vây khiến bản thân căng thẳng, chứa đựng cảm xúc tiêu cực. Nếu không được giải quyết sớm và đúng cách, tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn kiệt sức, rối loạn lo âu và trầm cảm.
Hôm nay là một ngày trọng đại đối với Hồng Ngân (29 tuổi). Sau 3 năm phấn đấu tại công ty viễn thông lớn, bao nhiêu nước mắt và mồ hôi rơi, Hồng Ngân được vinh danh nhân viên xuất sắc và nhận chức Trưởng phòng Phát triển sản phẩm. Chờ được tới ngày này, ngoài những nỗ lực rèn dũa kinh nghiệm, Hồng Ngân đã phải vật lộn chống chọi với những xúc cảm tiêu cực, tổn thương tâm lý để vươn lên đón lấy những cơ hội dành cho mình.
Lên nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc, ánh mắt Hồng Ngân hướng về chị Phó Giám đốc, người lãnh đạo, người sếp đã đồng hành và giúp đỡ Ngân suốt 3 năm qua. Chính chị đã giang tay và kéo Ngân khỏi quá khứ mà vươn tới tương lai. Hồng Ngân có một quá khứ ngủ quên trong vòng tay của bố mẹ. Bố cô là một người gia trưởng, luôn áp đặt suy nghĩ và quyết định thay cho Ngân. Mẹ cô chịu đựng suốt hơn 30 năm trong ngôi nhà không tình yêu, một tay chăm sóc gia đình. Ngân lớn lên thiếu thốn tình cảm gia đình, kìm kẹp của người cha hà khắc.
Mọi lựa chọn trường học, học thêm cái gì, thi vào Đại học nào, thậm chí chơi với ai đều do bố Ngân quyết định. Nếu Ngân có làm trái ý, cô sẽ nhận những lời trách móc, thậm chí rủa xả và đòn roi. Khi ra trường, các công việc của Ngân chỉ làm được vài tháng. Một phần áp lực từ phía gia đình vì bố Ngân yêu cầu cô phải đóng góp chi phí sinh hoạt cho gia đình, một phần vì bố muốn cô làm xong về nhà ngay, không được ở lại văn phòng hay đi giao lưu với đồng nghiệp. Cô lập, tự ti, Ngân luôn có cảm giác sợ sệt, không chịu được áp lực trong công việc. Chỉ cần sếp la mắng, nhắc nhở, Ngân luôn hoang mang, thậm chí bấn loạn không biết xử lý thế nào. Và cứ thế, Ngân đi qua 2-3 công việc đều ghi dấu ấn tiêu cực.
Đến khi may mắn được vào thử việc tại công ty viễn thông, tìm được công việc mà mình muốn thử sức và cống hiến, Ngân mới nhận thấy mình cần thay đổi, vượt qua khỏi vòng tay hà khắc, quá khứ kìm kẹp của mình. Ngân chịu khó làm việc tăng ca để làm quen và hoàn thành công việc được giao. Do chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý công việc, khối lượng công việc của phòng Phát triển sản phẩm đồ sộ, Ngân chịu áp lực rất lớn. Không những vậy, đi sớm về khuya mà mức lương chẳng là bao, bố Ngân luôn rầy la và yêu cầu cô đòi tăng lương hoặc tìm công việc khác.
Áp lực công việc, áp lực gia đình, Ngân chới với không biếu bấu víu vào đâu, hiệu quả công việc ngày càng xuống. Thay vì chia sẻ với đồng nghiệp, Ngân lựa chọn ăn liên tục, giấu ba mẹ mua sắm để giải tỏa áp lực. Càng ăn, càng mua thì Ngân lại chịu áp lực trả nợ thẻ tín dụng, áp lực về ngoại hình khiến cô ngày càng rơi vào trầm cảm.
Người nhận thấy những bất ổn của Ngân không ai khác là chị Phó Giám đốc. Chính chị là người phỏng vấn và nhận cô vào làm bởi sự cầu tiến, quyết tâm mà cô gái thể hiện. Vậy mà càng làm, cô thấy Ngân hụt hơi, cô lập trong văn phòng dù không ai ghét bỏ cô. Nhưng để ý kỹ, chỉ cần sếp nhắc nhở hay áp lực công việc đổ dồn thì Ngân sẽ luống cuống, không biết xử lý thế nào, gây áp lực tiêu cực tới những người đồng nghiệp khác. Đến một ngày, nhận được tin Ngân xin nghỉ vì sức khỏe không đảm bảo, chị quyết định tới thăm Ngân tại bệnh viện và hiểu nguyên nhân. Do áp lực công việc và không biết cách giải tỏa cảm xúc, Ngân đã chọn cách cực kỳ tiêu cực để xử lý là tìm tới những viên thuốc ngủ. Rất may mẹ cô đã phát hiện kịp thời và đưa cô vào viện.
Thay vì khiển trách, mắng mỏ, chị chọn cách tâm sự và tìm hướng giải quyết. Chị kể cho Ngân mình từng trải qua áp lực chăm sóc đứa con mới chào đời khi công việc ngổn ngang không ai tiếp quản ra sao. Lúc đó, chị biết tới “coping mechanism”. Đây là chiến thuật giúp chúng ta đối mặt với căng thẳng hoặc tổn thương tâm lý nhằm kiểm soát những cảm xúc tiêu cực và giữ được sự ổn định về tâm lý.
“Khi mang bầu chị mới hiểu trạng thái trầm cảm sau sinh là gì. Những bức bối không gọi thành tên, dù yêu quý con ra sao nhưng chỉ một mình trong 4 bức tường, đứa con ngằn ngặt khóc, đôi khi chị đã nghĩ tới các tình huống tiêu cực. Nhưng may mắn tìm thấy Copy Mechanism, chị đã tìm được lối ra cho bản thân mình”, chị chia sẻ.
Càng trò chuyện, Ngân như được cởi những khúc mắc trong lòng và một số phương pháp vượt lên khi bóng tối đè nặng trái tim mình. Trước hết, Ngân hiểu rằng nên nói về vấn đề căng thẳng của mình với bạn bè, người thân để giải toả tâm trạng. Ngân có thể tìm kiếm thư giãn bằng cách thiền định, đi spa hay ít nhất là giấc ngủ ngon.
Chị cũng khuyên Ngân nhìn nhận nguyên nhân dẫn tới căng thẳng để tìm cách tháo gỡ. Ngân cần tự tin quyết định tương lai và hướng đi của mình, lời góp ý của ba mẹ để tham khảo và tìm con đường đi phù hợp cho bản thân. Ngân đã dành nhiều giờ trò chuyện với bố mình để ông hiểu lựa chọn của cô là sự cân nhắc kĩ lưỡng, có đầu tư thời gian và suy tính cho tương lai. Trong công việc, cô cũng xin sự hỗ trợ từ đồng nghiệp để có hướng xử lý phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, cô cũng quan tâm chăm sóc sức khoẻ tham gia hoạt động thể chất như tập gym, chạy bộ, yoga. Nhận được tư vấn của bạn bè, cô quyết định dành một khoản chi phí để tham gia bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia củng cố cho các biện pháp rèn luyện tinh thần luôn quan tâm tới sức khoẻ. Chỉ với 3.000 đồng/ngày, cô sẽ được thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, hỗ trợ chi trả viện phí tại gần 200 bệnh viện, cơ sở chất lượng trên toàn quốc, cô cũng không cần khám sức khoẻ trước khi đăng ký.
Có điểm tựa tài chính, cô tự tin hơn trong công việc, cũng tự tin hơn khi trò chuyện với bố mẹ về định hướng của mình. Và sau ba năm, cô đã tự mình khẳng định lựa chọn của bản thân là đúng.