Những đứa trẻ tự kỷ phải chịu nhiều thiệt thòi và bố mẹ của các em cũng vậy. Ngoài sự mệt mỏi khi chăm sóc những em bé đặc biệt, những người làm bố mẹ còn đang phải gánh chịu nỗi đau tinh thần mỗi ngày.
Xót xa, lo lắng, buồn tủi và thậm chí bất lực là những cảm xúc mà chị Thanh – một người mẹ có con mắc chứng tự kỷ đã và đang trải qua. Năm 2019, chị sinh bé Gia Huy – một cậu bé kháu khỉnh, thông minh và hoàn toàn khỏe mạnh. Thế nhưng, khi được 25 tháng, con vẫn chưa nói được nhiều, thậm chí cũng không hoạt bát hay phản ứng nhanh như các bạn cùng trang lứa. Lúc đó, chị Thanh và chồng cũng đưa con đến viện khám thì các bác sĩ chỉ chẩn đoán con chậm hơn so với các bạn khác thôi chứ không có gì nghiêm trọng.
Đến năm Gia Huy 3 tuổi, con vẫn không chịu nói hay giao tiếp nhiều với mọi người. Chị Thanh chia sẻ, gia đình chị nghĩ con ở nhà với ông bà nên không được đùa nghịch nhiều, nên quyết định cho con đi nhà trẻ để tiếp xúc với nhiều em bé bằng tuổi. Vậy mà khi đi học được một tuần, con còn mất hẳn ngôn ngữ, không thấy nói năng gì mà cứ chỉ ngồi im một góc. Chị vừa khóc vừa nói: “Thời điểm đó, lòng chị đau như cắt, chị không biết con làm sao, không biết con đi học có bị ai bắt nạt hay tác động gì không, rồi chị lại tự trách mình mải mê công việc không quan tâm đến con…”
Thời điểm Gia Huy lên 3 tuổi, con có những dấu hiệu bất thường ngày càng bộc lộ rõ. Đỉnh điểm là mỗi khi đi làm về, chị Thanh thường thấy con trốn một mình trong tủ quần áo. Thi thoảng chị còn thấy con khóc và đánh lại ông bà khi ông bà tới gần.
Lúc ấy, chị gần như đã nghi ngờ đến 70% con mình mắc chứng tự kỷ. Chị Thanh chia sẻ, bản thân mình vô cùng rối trí, chị chán nản, mệt mỏi và thường xuyên trút giận lên người chồng và người thân trong gia đình. Chính những cảm xúc tiêu cực đó lại khiến chị càng ngày càng áp lực. Có những đêm chị thức trắng, chỉ nằm ôm con và khóc một mình.
Cho đến một ngày, khi đang dọn dẹp phòng của con, chị thấy một bức tranh con vẽ, đó là một em bé đứng nép vào góc cửa nhìn mẹ của mình đang khóc. Khuôn mặt em bé rất buồn, đôi mắt rủ xuống và cái miệng thì mếu. Chị Thanh rưng rưng nước mắt, ôm bức ảnh vào trong lòng, chị bỗng nhận ra thời gian vừa rồi mình thật ích kỷ và tiêu cực. Khi con sợ hãi và yếu đuối, thay vì mạnh mẽ và bảo vệ con, chị lại cho con những cảm xúc tiêu cực khiến con buồn. Khi ấy, chị đã bàn với chồng và quyết định dừng công việc hiện tại để dành từ 6 tháng đến một năm ở bên theo dõi và cải thiện tình trạng của con.
Chị Thanh bắt đầu tìm hiểu về trẻ tự kỷ, chị tham gia các cộng đồng những bà mẹ nuôi em bé tự kỷ, rồi kết nối với họ, đặt câu hỏi cho họ và tìm thật nhiều những lớp học chỉ dạy các mẹ cách nuôi và chăm sóc một em bé tự kỷ. Khi ấy, chị Thanh tìm hiểu được trẻ tự kỷ gắn liền với hình ảnh, nên chị đã tạo ra rất nhiều dụng cụ học tập cho con bằng hình ảnh. Từ việc dán những tấm hình con vật, sự vật cuộc sống lên tường nhà, rồi tới các cuốn sách, bức tranh tràn ngập hình ảnh v.v. Bên cạnh đó, bố của Gia Huy cũng luôn dành thời gian để chơi cùng em, cùng đọc sách, cùng đá bóng, cùng xem phim….
Cứ như thế, anh chị thấy nhận thức của con tiến bộ dần dần. Con cười nhiều, quan sát nhiều và phản ứng lại rất nhanh những gì chị nói.
Khi Gia Huy gần 4 tuổi, hai vợ chồng chị lại đưa con tới bệnh viện. Chị rưng rưng nước mắt chia sẻ: Chị nhớ vị bác sĩ chị gặp là bác sĩ Hoàng, khi quan sát Gia Huy một lúc, bác sĩ nhìn chị, mỉm cười và đặt tay lên vai chị nói: “Thằng bé sẽ trở thành một nhà nghiên cứu giỏi đấy”. Khi ấy, nước mắt chị Thanh ùa ra, chị biết con mình là một em bé đặc biệt và những lời an ủi của bác sĩ như tiếp thêm động lực cho chị để đồng hành cùng con.
Sau khi từ bệnh viện trở về, hai vợ chồng chị Thanh đã bàn bạc và xây dựng một danh sách những điều cần làm để cùng Gia Huy chiến đấu với chứng tự kỷ. Đầu tiên, chị vẫn cho con đi nhà trẻ, nhưng chị đồng hành đến lớp với con suốt 3 tháng liên tiếp. Rồi anh chị thường xuyên cho Gia Huy ra ngoài, đi chơi, đến những nơi có nhiều người, nhưng phù hợp và có những thứ con yêu thích như sở thú, bảo tàng, triển lãm, … là những nơi có nhiều con vật, hình ảnh Gia Huy thường xuyên bị thu hút. Biết con là một em bé tỉ mỉ, thích nghiên cứu, tìm tòi, chị tạo cho con một khoảng vườn nhỏ để con trồng cây và chăm sóc cây mỗi ngày.
Sau hơn 1 năm đồng hành cùng con, anh chị nhận thấy Gia Huy có rất nhiều tiến bộ. Con đã nói nhiều hơn, dù vẫn còn rất ít so với những đứa trẻ bình thường. Con quan sát và tiếp thu rất nhanh. Khi bố đọc chữ hoặc nói tên con vật, con ngay lập tức chỉ đúng đối tượng. Rồi khu vườn mà em làm cùng mẹ mỗi ngày, sau một năm đã trở thành một vườn rau nhỏ. Gia Huy rất thích cùng mẹ hái rau và rửa rau. Rồi thử thách tiếp theo, bố mua cho Gia Huy một đàn cá nhỏ rồi chỉ con cách chăm chút từng bạn cá một. Cứ thế, bố mẹ đồng hành cùng Gia Huy đi từ bước đơn giản đến việc nâng các độ khó lên dần dần.
Ngôi nhà im ắng và mệt mỏi ngày nào giờ đã tràn ngập những tiếng cười, tiếng ông bà gọi Gia Huy và tiếng bi bô của em bé. Chị Thanh chia sẻ: Những tháng ngày đó chị vừa vui vừa sợ, chị sợ rằng khoảnh khắc đó sẽ ngắn ngủi, rồi sợ em bé của chị sẽ lớn lên, sẽ phải ra ngoài, rồi con sẽ biết mình là một em bé đặc biệt hơn những người bạn khác. Nếu khi ấy chị già và yếu đi, ai sẽ là người đồng hành và bảo vệ cậu bé Gia Huy của mẹ?”
Giống như bao người làm cha, làm mẹ khác, trong lòng chị Thanh luôn lo lắng về một ngày cậu bé sẽ tự bước đi mà không có bố mẹ đồng hành. Nhưng chị hiểu, con sẽ lớn và có khoảng trời riêng của mình. Chị hiểu, đó là cách để Gia Huy trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Và chị cũng hiểu, để con có thể tự tin bước đi, chính cha mẹ phải xây dựng cho em một tình yêu đủ lớn mạnh, truyền cho em những năng lượng sống tích cực để tin tưởng và trân trọng bản thân, tài năng của mình.
Song song với đó, chị cũng không quên đăng ký gói bảo hiểm khám nội trú, ngoại trú của Bảo Việt An Gia cho cả gia đình. Chị sẽ tạo cho con một thói quen khám sức khỏe định kỳ thật tốt để con biết bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình.
Những cái cây trong vườn ngày một lớn lên xanh tốt nhờ tình yêu và sự nâng niu của cậu bé Gia Huy. Nó cũng giống như chính Gia Huy – mỗi ngày lớn lên đều trở lên vui vẻ, tích cực và tự tin nhờ sức mạnh vô hình của tình yêu thương cha mẹ em vun đắp.