Nhiều người nghĩ rằng, dân văn phòng “nắng không tới mặt, mưa chẳng tới đầu” thì lấy đâu ra bệnh. Thế nhưng, trái ngược lại, ngày càng nhiều người làm việc văn phòng mắc các chứng bệnh tiềm ẩn nguy hiểm.
Câu chuyện về anh Hùng dưới đây là một minh chứng rõ ràng cho việc “làm văn phòng có cái khổ của làm văn phòng”.
Gắn bó với công ty đến nay đã gần 7 năm, anh Hùng hiện đang giữ chức Trưởng phòng tài chính cho công ty. Anh là một người đàn ông cao ráo, có ngoại hình, có vị trí và điều kiện nhưng hiện vẫn còn độc thân ở tuổi 35. Cuộc sống của anh đơn thuần chỉ gắn bó ở hai nơi, một là công ty, hai là trên bàn rượu để tiếp đối tác. Anh chia sẻ: “Thực ra nhiều lúc anh thấy cũng cô đơn, nhưng mà nghĩ lại mình cũng quen rồi, chẳng có buồn quá hay sốt ruột gì cả, anh cứ sống vậy thôi, có nhà, có xe, tiền tiêu đủ…”
Nhìn vào cuộc sống của anh Hùng, không thiếu những người đàn ông, thậm chí cả phụ nữ đều mơ ước. Đó là một cuộc sống không ràng buộc, tự do, thoải mái, làm sếp của nhiều người và kiếm được nhiều tiền. Thế nhưng, mấy ai hiểu được những khó khăn mà anh phải trải qua với cuộc sống “tưởng như mơ” ấy của mình.
Không ai biết anh phải thức đêm làm việc đến 1-2h sáng sau khi trở về nhà từ công ty lúc 8h tối. Không ai biết đã rất lâu rồi anh không được ăn một bữa cơm canh nóng trọn vẹn. Không ai biết lúc anh ốm sốt cũng chỉ tự anh lấy khăn đắp lên trán và bước chân xuống tiệm thuốc để mua đồ. Không ai nhìn thấy nước mắt của mẹ anh khi giục anh lấy vợ. Cũng không ai thấy được những cơn đau dạ dày, những cơn đau lưng đến với anh mỗi buổi trưa hoặc đêm muộn. Anh Hùng chia sẻ thêm: “Nói chung dân văn phòng điều hòa mát lạnh cũng không có cuộc sống như mơ gì đâu, ngày ngồi 8 tiếng đau lưng kinh khủng, còn đau dạ dày, viêm xoang các kiểu. Vậy mà còn uống rượu liên miên tiếp các sếp đây…”
Không ai biết anh phải thức đêm làm việc đến 1-2h sáng sau khi trở về nhà từ công ty lúc 8h tối. Không ai biết đã rất lâu rồi anh không được ăn một bữa cơm canh nóng trọn vẹn. Không ai biết lúc anh ốm sốt cũng chỉ tự anh lấy khăn đắp lên trán và bước chân xuống tiệm thuốc để mua đồ. Không ai nhìn thấy nước mắt của mẹ anh khi giục anh lấy vợ. Cũng không ai thấy được những cơn đau dạ dày, những cơn đau lưng đến với anh mỗi buổi trưa hoặc đêm muộn. Anh Hùng chia sẻ thêm: “Nói chung dân văn phòng điều hòa mát lạnh cũng không có cuộc sống như mơ gì đâu, ngày ngồi 8 tiếng đau lưng kinh khủng, còn đau dạ dày, viêm xoang các kiểu. Vậy mà còn uống rượu liên miên tiếp các sếp đây…”
Anh Hùng không dám gọi về nhà vì sợ bố mẹ già lo lắng. Nhìn những người bệnh nhân bên cạnh đó người nhà chăm sóc, có người vợ cận kề sớm tối, có đứa con ríu rít kể chuyện, anh lại thấy buồn tủi cho bản thân vô cùng. Anh chia sẻ, những ngày đó, anh cứ nằm vắt tay lên trán suy nghĩ: “Anh đang làm việc điên cuồng vì điều gì, vì gia đình, vì thói quen hay vì bản thân anh?” Rồi anh nghĩ mình đã có câu trả lời: “Vì tất cả. Nhưng công việc không phải là nguyên nhân khiến anh phải nằm viện. Mà đó là vì chính anh. Chính anh đã bỏ quên sức khỏe, bỏ quên cảm xúc, bỏ quên mong muốn của bản thân mình…”’
Những ngày trong viện, anh Hùng còn gặp thêm bác sĩ tâm lý để trao đổi. Bác sĩ chia sẻ: “Anh đang quá áp lực và có khả năng trầm cảm. Nếu sống một mình thì phải thay đổi ngay để tránh những hệ quả sau đó…”
Anh Hùng kể: “Một trường phòng tài chính suốt ngày bia rượu, ngoại giao đối tác mà có khả năng trầm cảm? Thực sự khó tin. Nó khiến anh thực sự sốc và như một cái tát mạnh vào anh để nhắc anh đừng xem nhẹ sức khỏe của bản thân mình…”
Sau khi rời bệnh viện, anh xin phép nghỉ thêm ba ngày để đi nghỉ ở Lai Châu. Khi đến đây, anh tắt hết điện thoại, máy tính và chỉ dành thời gian cho bản thân mình. Ngắm nhìn thiên nhiên, tận hưởng sự tĩnh lặng và quan sát những đứa trẻ vác củi leo trên những tảng núi cao, anh mới thấy xấu hổ vô cùng. Xấu hổ vì bản thân lúc nào cũng tiêu cực và tự đặt áp lực lên bản thân mình. Xấu hổ với những đứa trẻ dù làm việc nặng nhọc nhưng vẫn vui vẻ ca hát, và khi mệt, chúng sẽ tự vứt những bó củi xuống đất mà ngồi nghỉ. Không giống như anh, khi mệt vẫn cố tình làm miệt mài…
Những ngày sau đó về Hà Nội, điều anh làm đầu tiên không phải là mở máy tính và làm việc mà là anh tự đăng ký cho mình một gói bảo hiểm khám Nội trú, Ngoại trú để bắt bản thân phải thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, nghe tư vấn và nhắc nhở của bác sĩ để có thói quen sinh hoạt tốt hơn.