Ăn vặt trong văn phòng là một nét văn hóa đại chúng không phân biệt quốc gia hay vùng miền. Tưởng chừng bình thường, nhưng thói quen này lại tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn bữa xế không phải là thói quen tự phát của riêng cá nhân nào, mà là một quá trình thích nghi trong một nhóm cộng đồng, một hoạt động giúp “sống sót” trong môi trường công sở. Nhiều người thậm chí không nghĩ tới việc ăn vặt khi ở nhà nhưng cứ bước vào văn phòng, đúng thời điểm đó thì thấy gói bánh trên bàn hấp dẫn lạ lùng. Nhiều người thậm chí phải uống một ly trà sữa, ăn một gói bánh tráng mới có thể tỉnh táo.

Thói quen ấy tưởng chừng vô hại ấy lại nói lên nhiều điều mà bản thân người trong cuộc không nhận ra cho tới khi nhận thấy sức khỏe, tâm lý dần bất ổn.

ăn vặt vì sợ bị bỏ lỡ

Linh Chi không ưa đồ ngọt hay thích ăn vặt mà chỉ vì thấy các anh chị đồng nghiệp khác đều đang ăn và trò chuyện rôm rả, cô không thể tự tách mình ra khỏi môi trường như vậy.

“Công ty mình có một hoạt động mang tên ‘Happy Hour”, là mọi người sẽ dành 15 – 30 phút đi ăn vặt, trò chuyện để gia tăng kết nối giữa các phòng ban. Các phòng sẽ thay phiên nhau mua đồ ăn vặt lên và cả công ty sẽ tập trung vào thời điểm đó. Nhưng lâu dần, các phòng tự tổ chức đi ăn với nhau, quanh công ty đầy ắp xe đẩy với cả trăm món ăn vặt đủ thể loại. Mình không muốn ăn nhưng vẫn phải chọn một món để có cái cầm trên tay thôi”, cô nhân viên văn phòng tại TP.HCM chia sẻ.

Có khi những món ăn đó chưa hẳn hợp khẩu vị với Linh Chi nhưng việc tất cả đồng nghiệp đều đang tụ tập ăn uống, Chi sợ mình sẽ bỏ lỡ một câu chuyện hay, một lần kết nối với các bậc đàn anh.

cuồng ăn vì căng thẳng quá mức

Chứng nghiện văn vặt của Hoàng Dương (20 tuổi) còn để lại nhiều di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần hơn Linh Chi. Hoàng Dương gặp vấn đề cuồng ăn từ 4 năm trước khi đang trong giai đoạn ôn thi Đại học căng thẳng. Anh ăn bất kể thời gian, trên bàn học luôn có bánh trái, snack, đồ ngọt để cung cấp năng lượng kịp thời sau nhiều giờ ngồi lỳ trong phòng làm bài tập. Khi bố mẹ nhắc nhở, Dương chỉ nói bản thân cần nạp đường để có thể tập trung học tập.

ăn uống giúp giải tỏa căng thẳng

Năm đó, Hoàng Dương trượt Đại học, anh đăng ký học nguyện vọng hai ở Đại học Mở (Hà Nội). Bố Dương là người khá gia trưởng, việc cậu con quý tử trượt Đại học khiến ông xấu hổ với hàng xóm, bạn bè. Từ đó, bố thường hay đánh anh mỗi khi anh phạm lỗi gì đó không đáng.

Sư thất vọng của gia đình, những trận đòn roi của bố và hơn hết là sự thất vọng về bản thân, sự mơ hồ về tương lai của một học sinh mới rời khỏi trường cấp 3 chưa được bao lâu đã chịu những cú sốc lớn khiến Hoàng Dương dần rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Anh xa lánh bạn bè và hạn chế tiếp xúc với cộng đồng. Không chia sẻ cùng ai, không ai biết tình trạng của mình, thứ duy nhất bầu bạn của anh là đồ ăn.

Dương ăn vì buồn, vì cô đơn, ăn để thấy mình tạm quên đi những tổn thương hay bù đắp sự trống rỗng trong tâm hồn. May mắn được nhận vào làm ở phòng IT, Dương càng thiếu đi những tiếp xúc với các đồng nghiệp khác. Chán thì anh lại ăn, ăn xong thì anh lại thấy buồn, thấy trống rỗng nhưng chẳng thể dừng lại.

hãy để bữa ăn là cầu nối đúng nghĩa

Ăn xế là bước quan trọng để bổ sung lại năng lượng tiêu hao từ trưa đến chiều, cái khó là làm thế nào để nạp một lượng vừa đủ lại bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể mà không làm tăng cân. Không những vậy, bữa xế chốn văn phòng được coi là cầu nối giữa các thành viên trong nhóm, họ có thời gian trò chuyện, nắm bắt công việc và kêu gọi sự giúp đỡ khi cần thiết.

Như trường hợp của Linh Chi, trong một lần cả công ty gọi phá lấu về ăn trưa, cô đã bóp mồm bóp miệng ăn dù biết mình không ăn được lục phủ ngũ tạng. Tối đó, Chi trúng thực và phải vào viện truyền nước. Sau biến cố ấy, Chi quyết tâm vượt lên nỗi sợ để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Cô học cách từ chối những lời mời các món ăn xế bản thân không hấp thụ được. Nhiều lần như vậy, các anh chị đồng nghiệp không những không xa lánh và còn thuộc lòng các món Chi không thể ăn để né ra.

ăn hãy xế khoa học

Chi còn tư vấn nhiệt tình giải pháp bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia mà mình đang sử dụng cho chị đồng nghiệp vừa trải qua một trận ốm thập tử nhất sinh. “Mình chia sẻ với chị ấy đợt trúng thực, nhờ Bảo Việt An Gia được thăm khám tại nơi uy tín và viện phí cũng được hỗ trợ nhiều. Sau lần đó, mình có thêm một người chị đồng nghiệp thân thiết”, Chi kể lại.

Cũng tìm thấy sự đồng hành và hỗ trợ từ giải pháp bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia, Hoàng Dương đã vượt qua được chứng cuồng ăn và trầm cảm của mình. Hậu quả từ chuỗi ngày cuồng rồi nhịn ăn là chứng đau dạ dày, sâu răng và không mặt lúc nào cũng nhìn không còn sức sống khiến anh mất thời gian khá dài để hồi phục.

Thay vì chuỗi thời gian căm ghét chính bản thân, Hoàng Dương hiểu rằng cần lắng nghe cơ thể, nhai thật kỹ thức ăn, ăn có chọn lọc và nói không với những đồ văn vặt bấy lâu nay là vật bất ly thân. Anh chọn tham gia bảo hiểm như một cách nhắc nhở bản thân tránh xa cám dỗ và tự tin vào điểm tựa tài chính, giải pháp chăm sóc sức khỏe mà Bảo Việt An Gia mang lại.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307