Một ngày 24 tiếng nhưng 8 tiếng làm việc trên văn phòng, ít vận động, khiến bạn rất dễ mắc các bệnh về cổ – vai – gáy, đau lưng, hội chứng liên quan đến cơ khớp, mắt yếu và những vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong hoạt động hàng ngày, bạn có thể tránh được những “bệnh nghề nghiệp” đó.
Chính xác đó đã là một ngày bình thường nắng như đổ lửa, cả phòng đang theo đúng nhịp sinh học của một người tập dưỡng sinh để bắt đầu công việc nếu không có lá thư điện tử của Phó Giám đốc gửi tới toàn bộ nhân viên phòng Marketing chúng tôi.
Chị Trâm, Admin phòng bật khỏi ghế; anh Công, Senior digital đánh rơi con chuột; em Minh, Thiết kế ngừng nhấp môi cốc cafe; Lâm, Senior event suýt làm rớt cái điện thoại, Hồng và tôi, Content marketing, dán mắt vào màn hình máy tính. Lá thư với tiêu đề “Khẩn!” gửi từ Phó Giám đốc khiến chúng tôi hoang mang không rõ mình đã gây ra chuyện gì lớn.
“Do chất lượng công việc của phòng Marketing ngày càng đi xuống, Ban Giám đốc đưa ra yêu cầu toàn bộ nhân sự phòng phải thực hiện Nhiệm vụ 15 ngày 15 đêm. Mọi người sẽ làm những chuyện chưa từng làm. Ai có sự thay đổi lớn nhất sẽ được thưởng, ai không thay đổi sẽ bị trừ lương thậm chí đuổi việc”. Nội dung bức thư khiến ai cũng hoang mang, bất ngờ hơn những điều Phó giám đốc yêu cầu phòng Marketing thực hiện lại chẳng liên quan gì tới công việc.
Thử thách của chị Trâm cứ cách 30 phút, phải thực hiện động tác giãn cơ một lần, Công tự trang bị một ly nước để 1 ngày uống đủ 8 ly. Dù có bận thiết kế nhưng Minh phải gập và duỗi cổ tay 30 phút 1 lần. Lâm mỗi ngày vệ sinh bàn làm việc, Hồng tham gia lớp nhảy Zumba ở công ty và tôi thì không được bỏ bữa trưa. Nghe chuyện tưởng như đùa nhưng thấy con dấu đỏ và chữ ký của Phó Giám đốc, tôi và mọi người trong phòng bắt buộc phải tin đây thực sự là thử thách trong nửa tháng chúng tôi phải thực hiện.
Ngày đầu tiên, ai trong phòng cũng bỡ ngỡ trước những hoạt động trái với bình thường của mình. Chị Trâm chăm chú hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ nên có khi phải 2-3 tiếng sau mới nhớ ra giãn cơ. Minh thì quên luôn việc vận động cổ tay hay như tôi, dù cố gắng nhưng cũng không thể ăn được bữa trưa vì mải giải quyết công việc. Cuối ngày đầu tiên, cả phòng Marketing nhận quyết định phạt nửa ngày lương do vi phạm quy định trong nhiệm vụ.
Đến ngày thứ hai, Nhiệm vụ buộc phải tạm ngừng vì chị Trâm đi viện. Hóa ra, chị Trâm bị bệnh cổ – vai – gáy nhiều tháng nhưng không chuyên tâm chữa trị. Ban đầu, chị thấy mỏi cổ và ngón tay, nhưng chủ quan bỏ qua nghĩ do ngủ sai tư thế. Cho đến khi bệnh tình tiến triển nặng, chị không thể tự mặc quần áo, mỗi lần giơ tay lên vô cùng đau đớn, chị mới chịu đi khám.
Chị phải nghỉ làm đi chữa bệnh mất 1 tuần. Một tuần đó, dù không làm nhiệm vụ nhưng nỗi lo sức khỏe chị Trâm khiến ai trong phòng lo lắng đến một ngày “bệnh nghề nghiệp” gọi tên mình. Ngày chị Trâm đi làm lại, chúng tôi trở lại bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Sau thời gian nghỉ bệnh, chị Trâm đã thay đổi thành con người mới.
– Thường xuyên lắc cổ tay, giãn cơ
– Uống nhiều nước
– Tự vận động tại chỗ 1 phút, thay vì gọi với ra chỗ chúng tôi, chị chủ động đi tới bàn làm việc và trao đổi với từng người
– Luôn ăn trưa đúng giờ và đủ chất
– Dọn dẹp bàn làm việc sạch sẽ mỗi khi ra về hay vào cuối tuần.
Sau 15 ngày, không chỉ chị Tâm, mỗi người trong phòng đều trở thành một con người mới. Mỗi ngày đến văn phòng, tôi và các anh chị luôn thấy hào hứngi, không còn uể oải. Sức khỏe được cải thiện, năng suất và chất lượng công việc được đánh giá cao, đề xuất phòng Marketing đưa ra đều được Ban Giám đốc đồng ý thực thi.
Trong buổi cuối ấy, Phó Giám đốc họp với phòng Marketing, khen ngợi sự cố gắng của từng thành viên trong công việc cũng như Thử thách 15 ngày đêm không giống bất cứ công ty nào. “Các bạn chỉ cần thay đổi nhỏ trong sinh hoạt, năng suất và sức khỏe của mọi người đã cải thiện rất nhiều. Chúng ta gặp nhau mỗi ngày 8 tiếng, tôi hy vọng mọi người đều khỏe mạnh và vui vẻ khi đi làm. Đừng để thời gian ở văn phòng khổ sở!”, Phó Giám đốc chia sẻ.
Và người giành chiến thắng cuối cùng là chị Trâm. Một mình chị đã thực hiện hết nhiệm vụ của mọi người, căn bệnh cổ – vai – gáy cũng khỏi hẳn. Chị được Công ty hỗ trợ trang trải một phần viện phí và thưởng một số tiền kha khá. Khi được hỏi làm gì với số tiền được thưởng, chị Trâm cười nói sẽ chuyển phần lớn tiền thưởng vào giải pháp bảo hiểm thăm khám nội trú ngoại trú của Bảo Việt An Gia, phần còn lại sẽ khao cả phòng. Thời gian lui tới viện, chị nghe nhiều câu chuyện đau lòng về các “bệnh nghề nghiệp”, chị tự tìm hiểu về các gói bảo hiểm và lựa chọn đầu tư gói khám nội trú ngoại trú để chuẩn bị cho những tình huống phát sinh về sau.
Tất nhiên, những người còn lại không bị phạt, nhưng tôi cũng như các anh chị em trong phòng đều hiểu sức khỏe là điều quan trọng nhất, có sức khỏe và tinh thần thoải mái, chất lượng công việc mới nâng cao. Và cuộc sống chốn văn phòng không còn khổ sở như người ta vẫn nghĩ.