“Cái răng cái tóc là gốc con người”, nhiều người đã và đang tìm đến nha khoa để cải thiện nụ cười và những vấn đề về răng hàm mặt của mình.

Điều trị nha khoa có thể trả bằng bảo hiểm y tế
Điều trị nha khoa có thể trả bằng bảo hiểm y tế

Nhưng bảo hiểm nha khoa vẫn chưa phổ biến và chủ yếu chỉ được kết hợp chung trong nhóm bảo hiểm sức khỏe. Với tình trạng này, liệu có chi trả bằng bảo hiểm y tế được không, Medplus sẽ cùng bạn khám phá đáp án nhé!

1. Bảo hiểm y tế răng hàm mặt là gì?

Bảo hiểm y tế răng hàm mặt là một hình thức bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Theo đó, người tham gia bảo hiểm sẽ được các cơ quan tổ chức bảo hiểm chia sẻ 1 phần hay toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh.

2. Bảo hiểm răng hàm mặt chi trả cho những dịch vụ nào

2.1. Khám răng

Theo điều 21 của Luật bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho những dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân nếu chưa được ngân sách nhà nước chi trả. Bởi đó, chi phí khám răng sẽ được chi trả bằng bảo hiểm y tế.

Khi có các vấn đề về răng và có nhu cầu khám và chữa bệnh thì sẽ được bảo hiểm chi trả chi phí thăm khám và thuốc men. Vậy nên, khi có nhu cầu khám chữa các bệnh về răng miệng thì bạn hoàn toàn yên tâm về quyền lợi cá nhân khi tham gia bảo hiểm y tế.

Khám răng
Khám răng

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thăm khám sức khỏe răng định kỳ mà không phải do bệnh tật thì sẽ không được bảo hiểm chi trả.

2.2. Nhổ răng

Có rất nhiều người thắc mắc, nhổ răng có được bảo hiểm y tế không? Cũng theo điều 21 của Luật bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hưởng chế độ BHYT nếu như nhổ răng thuộc các trường hợp sau:

  • Răng sâu
  • Răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm… hoặc mắc các bệnh lý khác
  • Răng mắc bệnh lý răng miệng, viêm nhiễm hoặc do sự cố bắt buộc phải nhổ răng.

Như vậy, nếu bạn nhổ răng trong trường hợp bệnh lý, tức răng không thể khôi phục và có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh cũng như sức khỏe nên được bác sĩ chỉ định nhổ thì sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám và điều trị.

Ngược lại, trong trường hợp bạn nhổ răng vì mục đích thẩm mỹ và không phải chỉ định của bác sĩ thì sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Nhổ răng
Nhổ răng

2.3. Hàn – trám răng

trám răng
trám răng

Hàn trám răng có được bảo hiểm y tế không? Trám răng sẽ được bảo hiểm y tế chi trả nếu như bạn thuộc các trường hợp sau:

  • Trám răng do bệnh lý và được bác sĩ chỉ định điều trị.
  • Chi phí điều trị không được ngân sách nhà nước chi trả.

Do đó, nếu răng bạn bị bệnh lý như tự nhiên răng bị vỡ, răng sâu và được bác sĩ chỉ định trám thì sẽ được hưởng chính sách của bảo hiểm. Nhưng ngược lại nếu trám răng thẩm mỹ thì bạn hoàn toàn không được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.

3. Những dịch vụ không được bảo hiểm răng hàm mặt chi trả

3.1. Làm răng sứ

Căn cứ vào điều 23 của bộ luật bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng quyền lợi nếu như thăm khám bệnh và chữa bệnh. Ngoài ra luật cũng quy định rõ những trường hợp không được hưởng bảo hiểm, trong đó có trường hợp dịch vụ y tế theo yêu cầu, dịch vụ thẩm mỹ….

Bởi vậy, làm răng sứ có được bảo hiểm y tế không thì câu trả lời là không. Bởi làm răng sứ là hình thức phục hình thẩm mỹ cho răng theo yêu cầu chứ không nằm trong phạm vi khám chữa bệnh nên không được hưởng chính sách của bảo hiểm.

3.2. Niềng răng

Niềng răng là một giải pháp chỉnh nha đã có từ lâu giúp khắc phục những khuyết điểm cho hàm răng như: hô, móm, mọc lệch lạc…. Vậy niềng răng có được bảo hiểm y tế chi trả không?

Niềng răng cũng là một hình thức phục hình thẩm mỹ cho răng theo  yêu cầu. Do đó, cũng theo điều 23 của bộ luật y tế, dịch vụ này không nằm trong phạm vi chữa bệnh nên không được hưởng chính sách của bảo hiểm y tế.

3.3. Trồng răng

Trồng răng là phương pháp phục hình răng đã mất bằng các biện pháp nha khoa nhằm khôi phục lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng. Đặc biệt dịch vụ trồng răng implant khá tốn kém nên nhiều người thường băn khoăn, liệu trồng răng có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Theo quy định tại khoản 6 và 8 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, trồng răng là dịch vụ thẩm mỹ và hình thức sử dụng vật tư thay thế  thuộc trường hợp không được hưởng BHYT. Bởi vậy, trồng răng không được hưởng chính sách BHYT theo pháp luật.

4. Bảo hiểm răng hàm mặt được sử dụng ở đâu

Chưa có một loại hình bảo hiểm riêng nào dành cho nha khoa mà chỉ đều kết hợp chung trong nhóm bảo hiểm sức khỏe. Dù là bảo hiểm an sinh do nhà nước cung cấp hay dịch vụ từ các công ty bảo hiểm thì bạn cũng cần hiểu rõ về chính sách và điều khoản trước khi tham gia.

Một điều quan trọng bạn cần biết là nơi nào chấp nhận chi trả với thẻ BHYT. Đối với bảo hiểm y tế thuộc chính sách nhà nước sẽ được chấp nhận ở các cơ sở y tế công lập nếu khám đúng tuyến và có thay đổi % chi trả nếu điều trị trái tuyến. Bên cạnh đó, thẻ BHYT cũng được chấp nhận tại một số cơ sở y tế tư nhân.

Còn đối với các dịch vụ bảo hiểm từ các doanh nghiệp khác, bạn sẽ được chấp nhận tại các cơ sở y tế đã đăng ký ở hợp đồng bảo hiểm. Hoặc các thẻ bảo hiểm nằm trong danh sách bảo lãnh có tên cơ sở y tế bạn đang điều trị.

5. Bảo hiểm răng hàm mặt chi trả bao nhiêu % phí điều trị

Theo quy định của bảo hiểm y tế, các trường hợp khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con đều được hưởng chính sách của BHYT. Tuy nhiên, mức hưởng BHYT của bạn sẽ phụ thuộc và từng trường hợp cụ thể.

✿ Trường hợp đi khám, chữa bệnh theo đúng tuyến đăng ký BHYT

Người đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng tuyến thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí với mức hưởng như sau:

Mức chi trả bảo hiểm y tế đúng tuyến
Mức chi trả bảo hiểm y tế đúng tuyến

✿ Trường hợp đi khám chữa bệnh không đúng tuyến

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, người có bảo hiểm y tế nhưng đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán với mức hưởng như sau:

Mức chi trả bảo hiểm y tế trái tuyến
Mức chi trả bảo hiểm y tế trái tuyến

6. Kết luận

Do bảo hiểm nha khoa hiện nay chỉ có thể tích hợp với các dịch vụ khác nên bạn hãy theo dõi và lựa chọn các sản phẩm tích hợp thật hợp lý để sử dụng hiệu quả nhất lợi ích của gói bảo hiểm nhé. Hãy tham khảo các công ty bảo hiểm uy tín để tham khảo và đừng quên kết nối với Medplus tại đây!

 

Nguồn tham khảo

Để lại một bình luận