Một công ty có văn hóa ứng xử thân thiện và chương trình phát triển nhân viên chính là một trong những mục tiêu dân công sở lựa chọn gắn bó hàng đầu. Tuy nhiên, vào những năm “chân ướt chân ráo” bước chân vào thế giới nhân viên, hẳn khó có ai tránh khỏi những điều tiêu cực nơi văn phòng.
Nếu tìm kiếm từ khóa “tiêu cực công sở” thì chỉ trong 0,43 giây, Google đã trả về hơn 88 triệu kết quả từ báo đến videos. Số liệu thống kê này chỉ ra rằng, tình trạng độc hại văn phòng vẫn đang là vấn đề gây nhức nhối chưa có lời giải đáp.
Trước tiên, tiêu cực có thể hiểu là những hiện tượng không lành mạnh và có thể gây tổn hại tới tâm trí lực của con người. Vậy, tiêu cực công sở có nghĩa là những sự việc và hiện tượng không lành mạnh diễn ra tại công sở. Điều đó có thể là đồng nghiệp nói xấu lẫn nhau, ăn cắp thành quả, hoặc sếp không lắng nghe nhân viên, ….
Là một nạn nhân của thực trạng này, Vân Anh (25 tuổi) – cô nàng nhân viên tại một công ty quảng cáo, đã có những trải lòng về khoảng thời gian cô phải đối mặt với những thị phi trên trời bủa vây, và tệ hơn nữa là đồng nghiệp chơi xấu “hạ bệ” cô trước mặt cấp trên. Tuy nhiên, sau mọi chuyện Vân Anh đã nhìn nhận mọi chuyện bằng một con mắt điềm tĩnh và trưởng thành hơn.
Vân Anh ra trường đã 5 năm và được đánh giá là một nhân viên chăm chỉ. Vì còn trẻ nên cô rất chịu khó học hỏi, có ý chí tiến thủ và luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới. Trong mắt những đồng nghiệp khác, Vân Anh luôn là một quả cầu năng lượng tích cực và sếp cũng rất ưng ý với sự nỗ lực và trách nhiệm trong công việc của cô.
“Là một nhân viên trẻ, tôi quan niệm rằng quãng thời gian vàng để xác định phương hướng và trau dồi năng lực là 5 năm từ sau khi tốt nghiệp. Vì lý do đó, chưa có một giây phút nào tôi lơ là nhận thức về bản thân và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, tôi nhận thấy sự nhiệt tình ấy đôi khi lại trở thành cái cớ để người khác hãm hại” – Vân Anh cho biết.
Sự việc thị phi xảy ra khi cô vào công ty được 5 tháng, trong lần cô thực hiện một dự án đấu thầu dành cho một nhãn hàng lớn cùng với một người chị thân thiết đầu tiên Vân Anh làm quen. Vào một ngày trước buổi đấu thầu, cô không ngờ người chị hằng ngày vẫn chị chị em em lại là người đâm sau lưng cô.
“Tôi biết bản thân vẫn còn nhiều thiếu sót nên không ngần ngại chia sẻ cho chị ấy những ý tưởng của mình để mong nhận được góp ý và cải thiện, ngược lại tôi cũng đã nhận xét giúp chị ấy sửa lại phần diễn đạt chưa hợp lý trong phần của chị. Nhưng không ngờ, chị lại lấy cắp ý tưởng của tôi khiến tôi không kịp trở tay” – Vân Anh nhớ lại nhưng không giấu khỏi nỗi buồn
Do có nhiều kinh nghiệm hơn nên chị đồng nghiệp thành công thuyết phục sếp thực thi ý tưởng còn Vân Anh thì bị sếp khiển trách vì đã ăn cắp chất xám của người khác. Lúc ấy “tình ngay lý gian”, cô như chết lặng suốt cả buổi trình và chạy một mạch ra hành lang khóc nức nở. Mọi chuyện sáng tỏ và tàn nhẫn đến nỗi cô không dám chấp nhận sự thật này đến nỗi đã chuẩn bị đơn xin nghỉ việc vì bị sốc và áp lực.
Tuy nhiên, may mắn đó là lần đầu tiên Vân Anh phạm lỗi và cấp trên đã cho Vân Anh cơ hội để sửa chữa, tiếp tục chứng minh thực lực của mình vì trong ngành sáng tạo sẽ khó tránh khỏi ý tưởng gặp nhau. Sau lần ấy, cô tỉnh táo và nhận thức rõ ràng về kỹ năng giao tiếp và luôn tự nhủ phải biết cách bảo vệ mình trong những tình huống tương tự sắp tới.
Thực ra, Vân Anh không là nạn nhân duy nhất của tình trạng “độc hại công sở” mà đã có rất nhiều bạn trẻ mới ngày đầu đi làm đã phải lao đao với điều này. Nhưng với quan điểm “vấn đề được sinh ra là để giải quyết”, Vân Anh đưa ra một vài cách xử trí thông minh để chiến đấu với loại “áp lực vô hình” này:
– Âm thầm tìm hiểu nguyên nhân lời thị phi
– Rèn luyện kỹ năng giao tiếp khéo léo
– Tìm kiếm đồng minh
– Hãy tin vào thành công bạn sẽ đạt được
“Tôi cho rằng điều quan trọng nhất khi vô tình bị cuốn vào thị phi nơi công sở là phải giữ cho mình một cái đầu lạnh, đủ bình tĩnh để nhìn nhận bản chất của sự việc. Bên cạnh những kỹ năng mềm cần có, tôi thiết nghĩ các bạn trẻ nên tìm hiểu những phương pháp bảo vệ từ bên trong tinh thần và thể chất. Một giải pháp bảo hiểm là điều rất cần thiết cho thế hệ thanh niên bận rộn 24/7 như chúng ta” – Vân Anh quả quyết.
Từ sau kỷ niệm đáng nhớ nhưng cũng đáng quên đó, Vân Anh đã đồng hành cùng bảo hiểm nội ngoại trú Bảo Việt An Gia đã được một năm và rất ưng ý với các chính sách hiện có. Bảo hiểm được kết nối với hơn 200 bệnh viện có chất lượng cấp quốc tế trên thành phố thủ tục đăng ký đơn giản chỉ với một cuộc gọi 3 phút. Vân Anh tin rằng, khi cô đã đủ mạnh mẽ về cả tinh thần, kỹ năng và thể chất thì sẽ luôn đủ tự tin và năng lượng để vượt mọi thử thách trong tương lai.