Tình trạng những người cao tuổi suy nhược bởi gánh nặng gia đình trên lưng vẫn là câu chuyện thường thấy trong đời sống hiện đại ngày nay. Ở lứa tuổi đáng ra phải nghỉ hưu thì những bậc phụ huynh cao tuổi lại phải trở lại cuộc hành trình chăm sóc con cái lần hai.
Đây cũng là câu chuyện gia đình của bà Nguyễn Thị Hoa khi bà phải nghe theo lời con trai bỏ nhà bỏ cửa dưới quê lên thành phố chăm sóc con dâu mới sinh. Xuất thân từ làng quê nghèo, từ nhỏ bà Hoa nuôi con bởi những kinh nghiệm người xưa truyền lại, thế những những tư tưởng ngày xưa ấy lại trở thành một trong những nguyên nhân tạo nên sự bất hòa giữa bà con dâu. Vợ của anh Thành là chị Thu, chị năm nay 23 tuổi, sinh con khi còn trẻ nên những kiến thức nuôi con Thu đều tích lũy được từ sách vở và trên internet.
Chị Thu còn trẻ, tư tưởng cấp tiến, sinh con chỉ là nhất thời nên chị cũng chăm con bởi tâm lý của một bà mẹ còn thiếu kinh nghiệm. Những đêm chăm con một mình, thức trắng đêm nghe con khóc càng khiến tâm lý chị trở nên bất ổn định. Nhận thấy sức khỏe của vợ ngày càng có chuyển biến xấu, Thành đành gọi điện cầu cứu mẹ – người đã nuôi dưỡng và chăm sóc anh hơn 1/3 cuộc đời.
Nghe những lời than vãn từ con trai, vì thương con, thương cháu, bà Hoa đành tức tốc bắt xe lên thành phố để gặp hai vợ chồng anh. Đường thành phố bụi bặm, chật chội, chốn thành thị xô bồ náo nhiệt khiến bà có đôi lúc phiền lòng, thế nhưng vì con bà đành phải gạt đi tất cả để hướng đến một mục đích tốt đẹp hơn.
Sống nơi thành phố, công việc của bà Hoa không chỉ phải chăm sóc cháu mà đồng thời còn kiêm nhiệm luôn những công việc không tên khác trong gia đình. Nấu ăn cho con dâu, bà luôn muốn sử dụng các loại thực phẩm tốt nhằm chăm sóc sức khỏe và bổ sung các dưỡng chất tốt cho cơ thể, thế nhưng những món ăn ấy lại không hợp khẩu vị của chị Thu. Cũng vì thế chị thường phàn nàn với chồng về những bữa ăn mẹ nấu.
Mọi việc không chỉ dừng lại ở đó, mâu thuẫn của cả hai càng trở nên căng thẳng hơn khi bà Hoa nhất quyết rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho em bé. Nhưng cũng vì sinh con lần đầu, gặp nhiều áp lực khiến chị Thu bị tắc sữa, không có đủ cho bé bú. Và thay vì chọn phương án xông lá và sử dụng các món ăn bổ sung cho sức khỏe thì chị Thu lại chọn cách cho con sử dụng sữa bột từ sớm để mẹ có thể khỏe hơn.
Thấy bà Hoa có vẻ mệt vì phải luôn tay luôn chân từ sáng đến tối, chị Thu góp ý nên để cô giúp việc làm nhiều hơn, thế nhưng cảm giác như con dâu chẳng muốn thấy sự hiện diện của mình, bà Hoa lại càng tỏ thêm nhiều khó chịu với cô. Chỉ vài mâu thuẫn nhỏ, cả hai lại xảy ra những vấn đề lớn. Chị Thu và mẹ chồng càng tranh luận gay gắt hơn về những quan điểm của mình về việc chăm sóc trẻ em. Ở góc nhìn của mình, chị Thu cho rằng mẹ chồng là người phụ nữ cổ hủ, chỉ biết bắt người khác làm theo ý mình. Thế nhưng ở góc nhìn của bà Hoa, chị Thu lại là đứa con dâu cứng đầu không biết nghe lời và tôn trọng người lớn.
Ở lứa tuổi đáng ra phải nghỉ hưu thì những bậc phụ huynh cao tuổi lại phải trở lại cuộc hành trình chăm sóc con cái lần hai. Làm việc với tần suất cao khiến sức khỏe của bà Hoa ngày càng có chuyển biến xấu. Có đợt thức chăm cháu đến khuya, bà có cảm giác như buổi sáng thức giấc cơ thể rã rời và chẳng thể đứng dậy nổi. Nhưng chẳng thể chia sẻ việc này với ai, bà Hoa lại ngậm ngùi cất riêng những phiền muộn cho riêng mình biết.
Một thân một mình lên sống cùng con, bà Hoa có cảm giác vô cùng lạc lõng trong ngôi nhà lớn của hai vợ chồng anh Thành và chị Thu. Lâu lâu, nỗi nhớ quê dâng trào lại khiến người phụ nữ già thêm tủi thân trong thành phố lớn. Cũng vì thế có những đêm thức khuya chăm cháu, bà không kìm được những giọt nước mắt chực trào trên đôi gò má đầy vết chân chim.
Và cũng một trong những đêm như thế, người con dâu tình cờ nhìn thấy được nỗi buồn và tiếng lòng của mẹ chồng. Đêm ấy trở mình thức giấc trong đêm, chị Hoa xuống bếp lấy nước, chị Hoa bỗng bắt gặp bóng dáng bà Hoa ngồi một mình trên chiếc ghế nhỏ. Khi ấy lòng chị bỗng dâng lên một cảm giác buồn rầu và xót thương đến lạ.
Cũng vì thế, chị đã không kìm được lòng đến bên ngồi cạnh bà Hoa để lắng nghe những tâm sự của bà. Đó cũng là cơ hội để hai mẹ con thêm hiểu cho những nỗi lòng của nhau. Bà Hoa nặng lòng nghĩ cho con cho cái nhưng sức khỏe giờ đã không còn như xưa. Bà cũng nhớ quê, nhớ hàng xóm, không biết cây đu đủ, vườn rau có bị gà vào phá không.
Chị Thu cũng chia sẻ những điều lắng lo của mình, áp lực công việc, áp lực không có sữa cho con bú nên phải dùng sữa ngoài. Chị cũng áy náy vì để một tay mẹ chồng lo lắng mọi việc trong nhà. Cả hai trò chuyện đến suốt đêm và dường như đó cũng là cơ hội để cả hai hiểu nhau nhiều hơn. Sau tất cả, sau mọi hiểu lầm chỉ là cả hai đều muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho gia đình.
Sau tối tâm sự ấy, nhận thấy được sức khỏe của bà Hoa ngày càng có chuyển biến không tốt, chị Thu quyết định bàn với chồng tìm cách để đỡ đần mẹ và chủ động chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho mẹ chồng. Cũng vì thế, ngoài khuyên nhủ bà Hoa sắp xếp để người giúp việc hỗ trợ công việc, chị Thu cũng cùng chồng đăng ký hợp đồng thăm khám nội ngoại trú cho mẹ để giúp bà được hỗ trợ tốt nhất trong việc chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là khoản tích lũy vững chắc giúp bà Hoa thêm yên tâm tận hưởng tuổi xế chiều của mình.
Từ khi mọi thứ được sắp xếp tốt, từ khi mẹ chồng và con dâu hiểu nhau, thêm san sẻ những khó khăn cho nhau, anh Thành nhận thấy như cả gia đình được gắn kết bởi một sợi dây ngọt ngào của yêu thương.