Trăm nẻo mưu sinh khiến người trẻ đôi khi cảm thấy vô cùng cô đơn và lạc lõng giữa thành phố lớn. Chọn đi tìm những khung trời thuộc về mình, nhưng chính họ cũng nhận ra những góc khuất nơi thế giới nhộn nhịp.
Sống ở Hà Nội hơn chục năm, tôi dường như ngày càng hiểu ra những góc khuất của cái thủ đô đầy “hoa” nhưng cũng không ít “lệ” rơi trong những tâm hồn và trái tim chắp vá. Năm ấy, là chàng trai trẻ một mình lên thành phố học, và chọn neo đậu lại đây với một giấc mơ xa vời khó chạm đến.
Trở thành một phần của mảnh đất nghìn năm này, tôi lại cảm nhận rõ được câu chuyện và nỗi buồn của những mảnh đời mưu sinh nơi thủ đô nhộn nhịp. Mỗi con người lại là một câu chuyện, mỗi tâm hồn lại là một mảnh ghép, tạo nên bức tranh đầy màu sắc mang tên Hà Nội.
Những câu chuyện ở đây như những chương của một cuốn sách dày không có hồi kết. May ra hồi kết ấy là kết thúc một số phận của một con người và lại bắt đầu bởi những số phận khác. Nhớ có lần đi làm về trễ, tôi mua vội chiếc bánh mì và dành chút thời gian để ngắm nhìn dòng người vội vàng. Qua chiếc cửa kính, tôi thấy dòng người qua lại tấp nập hòa vào trong làn khói và tiếng còi xe inh ỏi. Người bịt kín mít, người thì đến mũ bảo hiểm còn chẳng thèm cài quai.
Chọn sống chậm lại, tôi mới có cơ hội suy nghĩ chút chuyện đời. Đó là những câu chuyện của người thân, bạn bè, hay đơn giản chỉ là người qua đường nhưng tất cả đều để lại cho tôi những bài học và suy nghĩ quý giá.
Cậu em tôi sinh viên năm ba vừa gọi về kêu bố mẹ nó đừng chuyển tiền vì nó mới kiếm được công việc nhàn hạ lương cao. Bố mẹ nó vui mừng khoe cả họ nó đã tự kiếm được tiền. Mấy ai hiểu nó phải đi làm phục vụ quán ăn mệt bở hơi tai. Nhưng thôi nó chấp hận vì bố mẹ nó được mát mày mát mặt. Có đợt tôi tình cờ gặp nó ở hồ Tây, mới trạc 20 – cái tuổi còn tràn đầy năng lượng và xuân sắc thì chính nó lại tự trở nên gầy gò và già nua đến lạ lùng.
Rồi tôi có ông chú, hai vợ chồng buôn vải trên chợ Đồng Xuân, cái sạp vải nhỏ trong chợ chỉ lo đủ ăn, đủ mặc cho gia đình. Có bữa túng thiếu, chú đành gọi đến cho tôi xin vay mượn ít tiền để cho đứa con gái lớn đóng tiền học. Thế nhưng khi đó kinh tế vẫn còn chưa ổn định, cuộc sống còn đầy bấp bênh nên tôi cũng chưa thể giúp đỡ chú. Đời sống tuy thế, nhưng mà khi về quê chả dám kể khổ, than mệt với ai, vì ai cũng nghĩ “người Hà Nội thì giàu rồi, lại còn dân buôn vải chợ búa…”
Đảo một vòng cuộc đời, tôi lại nghĩ về bản thân, về cuộc sống bấp bênh còn nhiều khó khăn mà chính mình chọn lựa. Ngày xưa, tôi chọn học IT cũng vì mong muốn sẽ kiếm được nhiều tiền để lo cho gia đình và bố mẹ ở quê. Ấy thế mà bao năm cuộc sống vẫn thế, chỉ có sự mệt mỏi và tâm hồn cứ già cỗi theo thời gian.
Nhớ ngày xưa vừa ra trường, tôi là chàng trai trẻ còn tràn đầy nhiệt huyết. Với sự tự tin ngút ngàn, ngoài công việc trên công ty, tôi còn kiêm thêm các dự án bên ngoài. Để rồi, thời gian và tần suất làm việc cao ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe. Ngoài những cơn đau đầu thường thấy, đôi lúc do không ăn uống đầy đủ, dạ dày tôi còn có những dấu hiệu không tốt. Thế nhưng tôi tự nhủ, chỉ có thêm một chút nữa, làm thêm một tẹo nữa, tôi đã quên đi sức khỏe của mình.
Mọi thứ cũng từ đó trở nên tồi tệ hơn khi tôi phát hiện bản thân bị xuất huyết dạ dày. Tuy bác sĩ an ủi rằng mọi chuyện vẫn chưa chuyển biến đến mức xấu nhất, thế nhưng căn bệnh ấy ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống và công việc của tôi. Căn bệnh ấy cũng cho tôi một bài học rằng: “Bản thân tôi phải biết chăm sóc mình nhiều hơn, bởi sống ở nơi đất khách quê người tôi chỉ có thể dựa vào chính mình những lúc ốm đau”.
Anh bác sĩ điều trị dạ dày cho tôi còn tâm sự, chỉ sợ về quê. Vì về quê cứ phải tỏ ra này kia, kiếm được nhiều tiền, rồi làm viện nọ kia. Chả ai biết những ngày làm việc đến mức quên cả cơn đói, rồi những ngày trực viện đêm hôm, đi sớm về khuya chả còn thời gian nghỉ ngơi, yêu đương.
Tôi vẫn nhớ bản thân khi ấy đã mạnh mẽ thế nào khi quyết định không báo với gia đình và tự mình lo liệu mọi chuyện. Nghĩ đi, nghĩ lại, có lẽ tôi cũng mắc phải căn bệnh “nói dối” của đa số những mảnh đời nơi đây. Nhưng những lời nói dối ấy lại mang đến những điều tốt đẹp và ươm mầm những hy vọng tốt hơn về tương lai và nó mang lại chút an ủi cho những những bậc cha mẹ có con xa quê.
Cũng từ lần đó, tôi đã nghiêm túc hơn trong việc chăm sóc bản thân và có một khoản tích lũy vững chắc trước những rủi ro thường trực trong cuộc sống. Được sự tư vấn từ bạn bè, tôi đã chọn Bảo Việt An Gia làm điểm tựa vững chắc cho bản thân. Khoản phòng ngừa này không những giúp tôi chủ động chăm sóc sức khỏe tốt hơn, mà còn giúp tôi đối mặt tốt hơn với những bất ngờ nơi thành phố không ai nương tựa.
Rời khỏi quán cà phê giờ đã vắng khách, lòng tôi vẫn nặng trĩu một nỗi buồn không tên. Ra đến cửa, có chú bé nhanh nhảu mời tôi mua chiếc kẹo trong chiếc rổ đầy quà bánh. Tôi chọn một món và biếu cho chú chút quà quê tôi vừa được tặng từ cô đồng nghiệp, chú nhận lấy bằng hai tay và nhìn tôi với ánh nắng sáng lấp lánh…