“Mẹ ơi”, tiếng gọi yêu thương của đứa con khi cất những tiếng gọi đầu tiên khiến bao trái tim người mẹ không khỏi run lên vì hạnh phúc. Nhưng với Đình Quang, để được gọi lại hai tiếng “mẹ ơi”, anh đã trải qua bao khó khăn và nước mắt cùng mẹ – người giúp anh tái sinh lần nữa.
Cho đến hôm nay, Nguyễn Đình Quang (SN 1990, quê Bình Thuận) vẫn còn ám ảnh chuỗi ngày nằm viện và hình ảnh người mẹ tảo tần đã cùng anh chiến đấu để giành lại sự sống. Ngày định mệnh tháng 3/2016 đã suýt cướp lấy tính mạnh anh như cách ba anh đã rời xa mẹ con anh ngày trước.
Ba anh mất vì tai nạn giao thông, chẳng kịp để lại lời nào cho ba mẹ con anh. Với số vốn ít ỏi ba để lại, mẹ tần tảo nuôi hai anh em Quang ăn học. Hiểu chuyện từ nhỏ, Quang tìm đủ nghề làm thêm sau giờ học để tự trang trải tiền học trên thành phố và gửi về cho mẹ chút ít để lo cuộc sống hàng ngày cũng như phụ mẹ tiền em đi học. Sự ra đi của ba khiến Quang tự ý thức phải chuẩn bị một khoản chi phí dự phòng cho những tình huống phát sinh. Cuộc sống vô thường, người ra đi thì xong xuôi, chỉ còn người ở lại mệt mỏi chống chọi với cuộc sống.
Ra trường, chàng sinh viên công nghệ thông tin được nhận vào làm tại tập đoàn lớn, Quang mừng thầm từ nay có thêm một khoản gửi thêm về cho mẹ. Canh cánh trong lòng nỗi ám ảnh về sự ra đi của ba, Quang quyết tâm nhịn ăn nhịn mặc để tham gia gói bảo hiểm tai nạn của Bảo Việt An Gia. Khoản tiền này giống một nguồn tiết kiệm cho những dự định tương lai cũng như dự phòng các tình huống xấu có thể xảy ra.
Nhưng cuộc sống luôn có những ngã rẽ chẳng ai ngờ tới. Hôm ấy, đang trên đường đi giao hàng, chàng trai sinh năm 1990 bất giờ gặp tai nạn giao thông phải vào viện cấp cứu. Ở quê nhà, người mẹ già Hồng Gấm nhận tin báo con trai bị tai nạn qua người em chồng. Từng trải qua nỗi đau mất mát người chồng qua đời vì tai nạn giao thông, mỗi lần nghe ai thông báo chuyện ngã xa, bà Gấm lại bàng hoàng. Tuy vậy, người em chồng luôn trấn an: “Quang chỉ nhẹ, xây xát thôi, không có gì phải lo lắng”.
Linh tính người mẹ mách bảo, bà Gấm liền vội vã sắp xếp quần áo ra đón xe đi TP.HCM. Họ hàng can ngăn bà đi, thời tiết nắng nôi, Quang còn đi làm, bà lên lại ảnh hưởng tới công việc của con. Bà Gấm vẫn cương quyết đi để yên tâm.
Vậy mà không hẹn mà gặp, rất đông anh em họ hàng nhà bà cũng có mặt. Ai cũng đi TP.HCM với lý do “mấy bữa tới rảnh nên đi lên thành phố chơi, tiện coi Quang ra sao”. Sự trùng hợp như vậy càng khiến lòng bà Gấm như lửa đốt, bà chỉ mong chóng nhìn thấy gương mặt con trai của mình.
Đến bệnh viên, bà Gấm rụng rời khi thấy con trai nằm bất động trong phòng hồi sức cấp cứu. Đầu băng kín, trên người chằng chịt các loại máy móc, dây truyền… Bà Gấm kể lại: “Từng nhìn ba chúng nó qua đời ngay trên giường bệnh, giờ lại thấy đứa con trai của mình cũng như vậy, tôi muốn đi theo nó ngay lúc ấy”.
Người mẹ hiền vẫn nhớ như in lời bác sĩ nói. Bà kể: “Khi ấy, các bác sĩ bảo rằng Quang bị chấn thương sọ não, gãy đốt sống cổ. Các bác sĩ đã tiến hành các cuộc phẫu thuật cần thiết và đã cố gắng hết sức nhưng khả năng Quang chỉ sống nổi tầm 10 ngày nữa”.
Đêm đầu tiên ngồi ở hành lang, bà Gấm gần như không chợp mắt. Thấy bác sĩ gọi một số những người cùng chờ vào bên trong đưa người thân về nhà lo hậu sự, bà Gấm thấp thỏm, chỉ sợ người tiếp theo họ gọi sẽ là mình. “Một ngày chỉ được vào thăm con 30 phút buổi sáng, 30 phút buổi chiều, còn lại tôi chỉ biết chờ đợi. Đêm đến vạ vật chỉ mong bác sĩ đừng gọi tên mình bởi gọi tức là con mình có chuyện hoặc bị trả về rồi”, bà Gấm nhớ lại.
Ngày thứ 4, thứ 8, ngày 12 đi qua nhưng Quang vẫn chưa tỉnh dậy nhưng cũng không ra đi như lời bác sĩ đã nói. Nhưng Quang vẫn nằm yên bất động, sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào các loại máy móc. Đến ngày 30, Quang cai được máy thở, bà Gấm le lói một tia hy vọng. Tuy nhiên, bác sĩ lại bảo rằng, do bị tổn thương não nghiêm trọng nên Quang rơi vào trạng thái sống thực vật. Cơ thể vẫn duy trì được huyết áp, nhịp thở và các chức năng tim mạch nhưng khả năng nhận thức thì đã không còn. “Tôi thấy tương lai sao quá mịt mờ, nhưng chỉ cần con còn hơi thở thì tôi còn cố gắng”, bà Gấm chia sẻ.
Khoảng thời gian đó, Quang được các bác sĩ cho nằm viện để điều trị các tổn thương ở đầu, cổ và phổi. 3 tháng trôi qua, các tổn thương đã tạm ổn định. Tuy nhiên, Quang vẫn trong trạng thái sống thực vật, ý thức không phục hồi. Các bác sĩ đành gọi bà Gấm đến khuyên đưa con về nhà.
Khi bà hỏi về tương lai của con, hầu hết ai cũng bảo người sống thực vật thì không còn nhiều hi vọng, họ cứ nằm vậy đến một ngày sẽ ra đi. Người thì vài năm, có người lâu thì cũng có thể hàng chục năm. Tỷ lệ những người não có thể phục hồi là rất thấp. Bà Gấm đau đớn nghĩ, chẳng lẽ cuộc đời con mình giờ đây chỉ là những ngày vô hồn trên giường chờ chết.
Trước ngày ra viện, bà có gặp gỡ các bác sĩ điều trị cho con. Một vị bác sĩ trong số đó động viên bà Gấm rằng: “Con người có phúc có phần, có những người sống thực vật nửa năm rồi cũng tỉnh lại…”. Câu nói của vị bác sĩ như một chiếc phao cứu sinh để bà Gấm níu vào khi cảm thấy tuyệt vọng nhất.