Trong những tháng gần đây, hẳn có nhiều bậc cha mẹ đã nghe, đọc, thậm chí chứng kiến nhiều sự kiện đau lòng về những em bé bị bạo hành, chịu nhiều áp lực và bị trầm cảm trong chính ngôi nhà của mình. Sau tất cả, điều chúng ta thấy được đằng sau đó là sự thờ ơ, vô tâm của những người làm cha, làm mẹ.

Câu chuyện về gia đình anh Đức, chị Hà dưới đây là một trong những ví dụ điển hình về hậu quả của sự vô tâm, quá bận rộn với công việc mà quên mất đi có một cô bé đang đợi để nhận được yêu thương.

điều cha mẹ muốn có phải điều con cần

Lên thành phố Hà Nội đã được gần 10 năm, vợ chồng anh Đức đã có với nhau một cô con gái 12 tuổi, công việc tương đối ổn định và tài chính cũng được xem là khá giả. Anh Đức làm việc trong một tập đoàn lớn, đang cố gắng để leo lên những nấc thang mới trong sự nghiệp. Còn chị Hà là một thư ký biên tập của một tòa soạn, mỗi ngày phải đau đầu xử lý hàng ngàn con chữ.

Cô công chúa nhỏ trong gia đình tên Minh An – một cô bé xinh xắn nhưng rụt rè và có phần nhút nhát. Từ năm 3 tuổi, em đã ở cùng với bà giúp việc trong gia đình do bố mẹ bận rộn kiếm tiền. Anh Đức chia sẻ thời điểm đó hai vợ chồng động viện nhau chỉ cố gắng 3 năm thôi, sau đó thì dành thời gian cho con nhiều hơn và sinh thêm em bé để gia đình thêm vui, con sẽ có thêm một đứa em để trò chuyện và yêu thương.

gia đình hạnh phúc

Hai vợ chồng rưng rưng kể lại, trước khi con vào lớp một, anh chị luôn cố gắng hết sức dành thời gian bên Minh An, dạy con học mỗi tối, đưa con đi chơi mỗi cuối tuần. Những ngày tháng đó, con vẫn rất hồn nhiên, vui vẻ và quấn bố mẹ. Chị Hà nhớ những ngày bố mẹ đi làm về, em bé chạy đến ôm bố mẹ và hét thật lớn. Lúc đó anh chị biết, con “thèm” bố mẹ đến mức nào.

sự thờ ơ của ba mẹ làm tổn thương con cái

Thế nhưng từ khi con bắt đầu đi học tiểu học, không giống như những bậc cha mẹ khác sốt sắng tìm trường, tìm lớp, tìm thầy cô rồi chuẩn bị đồ dùng học tập cho con, bố mẹ Minh An chỉ giao hết cho cô giáo dạy kèm, phó thác cho cô tìm những lựa chọn tốt nhất cho con.

Những năm tháng đi học của con là những ngày bố mẹ cuốn theo guồng quay của công việc. Mẹ về nhà sau 8h tối với đầy sự mệt mỏi và khó chịu. Bố thường về nhà khuya vì phải đi nhậu, tiếp khách, xây dựng các mối quan hệ. Minh An sẽ học mỗi tối với cô giáo dạy kèm và chơi cùng với bà giúp việc.

Cô bé trong sáng đáng yêu ngày nào ngày càng thu mình lại, con bớt quấn quít và vội vã chạy ra cửa đón cha mẹ như hồi còn bé. Dù bố mẹ vẫn yêu Minh An, vẫn mua cho con quà sau mỗi lần công tác và đáp ứng mọi mong muốn mà Minh An đưa ra. Cả hai anh chị đều hiểu rằng, đó là cách bù đắp tốt nhất anh chị dành cho con.

khoảnh cách gia đình

Rồi đến một ngày, mẹ Minh An nhận được điện thoại từ cô giáo về việc con đánh bạn và có dấu hiệu tự kỷ cao. Chị chia sẻ: “Lúc ấy chị vẫn còn rất bình thường, chị nghĩ là giáo viên đang làm quá nên cũng từ từ thu xếp công việc rồi qua trường của con. Thế nhưng, khi chị nhìn thấy con ngồi trong góc lớp, lòng chị mới thực sự quặn lại.’’ Chị cảm thấy đau nhói trong lòng không phải vì con đánh bạn, mà tự dưng chị thấy mình là một bà mẹ tồi tệ khi phải mất 5 phút để nhìn ra chỗ con gái mình ngồi. Gần 5 năm con đi học, chị dường như chỉ nhớ nổi tên trường và tên giáo viên chủ nhiệm của con. Chị nhìn cô bé Minh An hồn nhiên của chị ngồi đó, con cúi mặt buồn rầu và thu mình trong một góc…

Chị Hà đón Minh An về. Trên đường đi chị ngồi sát, cầm tay và định ôm con vào lòng thì An hất mẹ ra nói: “Con không quen mẹ ôm”. – “Đó là câu nói mà đến giờ khi nghĩ lại chị vẫn thấy buồn lòng.’’ Chị An nhắn tin cho bố Đức và gọi bố về gấp để đưa Minh An đi gặp bác sĩ tâm lý. Trong khi đợi bố về nhà, chị Hà bước vào phòng con để xem con đang sinh hoạt, học tập và vui chơi như thế nào. Rồi chị thấy một cuốn nhật ký nhỏ ghi “Minh An và nỗi buồn”, chị mở ra đọc từng trang con viết, mỗi trang lật qua là một giọt nước mắt chị rơi.

nhật ký của con

Và cứ thế, mỗi trang nhật ký viết ra đều đúng như tên gọi của nó “Minh An và nỗi buồn’’

Đóng trang nhật ký của con, chị lau nước mắt rồi cố gắng cùng chồng đưa con tới bệnh viện. Hai vợ chồng chia sẻ, có một câu nói của bác sĩ mà cả hai đều không quên “Anh chị đã làm gì để con phải tự kỷ?” – Nó giống như một lời trách mắng đầy tức giận chứ không chỉ đơn thuần là một câu hỏi.

Hơn cả cảm giác xấu hổ, đó là sự hối hận và tự trách của cả hai vợ chồng. Sau lần đó, chị Hà quyết định dừng công việc, làm các công việc tự do để dành thời gian bên con nhiều nhất có thể. Còn với anh Đức, anh nhận ra “sự cố gắng vì gia đình của mình” đang giống như lời ngụy biện cho sự vô tâm của mình hơn là tình yêu thương thực sự.

sự vô tâm từ cha mẹ

Sau những ngày đó, chị Hà cố gắng bắt chuyện lại với con, cố gắng nhẹ nhàng và từ từ lắng nghe con. Thời gian đầu, chị gặp khó khăn vì không biết con muốn gì và con cũng không chịu hợp tác cùng mẹ. Nhưng sau đó dần dần, chị bắt đầu nhận ra con thích gì, con muốn nghe gì, muốn đi đâu, muốn học gì và muốn mặc gì, … Rồi cả hai mẹ con bắt đầu quấn quít bên nhau nhiều hơn. Chị cũng để bà giúp việc ngừng công việc để về quê cùng gia đình và chị cũng giảm thiểu sự ỷ lại của bản thân.

tìm lại hạnh phúc gia đình

Với anh Đức, anh cố gắng cân bằng mọi việc và về nhà đúng giờ, ăn những bữa ăn của gia đình và dành 2 tiếng buổi tối để dạy con học, chơi cùng con và đọc sách cho con nghe.

Hai vợ chồng chia sẻ: “Thời điểm đó, anh chị nhận ra hạnh phúc đơn giản chỉ có vậy mà bấy lâu nay cứ chạy mải miết đi tìm và cố gắng để với tới. Con cái của chúng ta không cần nhiều như chúng ta nghĩ, điều các con cần đơn giản chỉ là tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ mà thôi.’’ Và bên cạnh đó, anh chị cũng đăng ký thêm cho cả gia đình gói Bảo hiểm thăm khám nội trú, ngoại trú để cả gia đình có thể cùng nhau đi khám sức khỏe định kỳ, bảo vệ sức khỏe tốt cho con và bố mẹ.

Benjamin Spock từng nói: ‘’Nguồn gốc của kỷ luật tốt là lớn lên trong một gia đình tràn đầy yêu thương, được yêu và học cách yêu người khác.’’ Vậy nên, các bố mẹ à, đừng để con trẻ tự loay hoay trưởng thành trong sự vô tâm và thờ ơ của gia đình.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307