Ngày cha ra đi con cứ ngỡ cả thế giới đã đóng sập trước mắt. Nhưng ở đâu đó, con đã tìm được sự kỳ diệu trong lời nói cuối cùng của cha.
Sống ở xã Bình Sơn, không ai không biết đến căn chòi nhỏ được dựng tạm bợ trên mấy cọc tre ở mép sông. Đó chính là gia đình của em Cẩm Vân với hoàn cảnh đặc biệt luônvnằm trong diện hộ nghèo của xã.
Gia đình nhỏ ấy được chắp vá bởi 2 mảnh đời khốn khó cách đây 20 năm trước. Cha cô xuất thân từ gia đình ba đời theo nghề chài lưới. Phận đời du ngư lênh đênh, bập bềnhchìm nổi theo con nước đầy vơi khiến cha không có t hu nhập ổn định. Còn mẹ cô từ nhỏ đã theo chân bà ngoại làm phụ việc ở những gia đình giàu có trong xóm, chắt chiu từng đồng cắc để mưu sinh. Có lẽ là ý trời, cha và mẹ đã vô tình gặp nhau trong một buổi họp xóm và từ đó hai trái tim đã hòa chung nhịp đập rồi nên duyên vợ chồng.
Vân chào đời trong niềm hân hoan của cha mẹ. Căn chòi xiêu vẹo bên mép sông ấy luôn vang tiếng cười đùa hạnh phúc. Từ thuở nhỏ, tuy chẳng đầy đủ như bao đứa trẻ cùng xóm nhưng đối với Vân, một căn chòi nhỏ và những trái tim vàng đã là quá đủ. Trong mắt cô, sự yên ấm của gia đình chính nhờ một tay cha cô bươn chải mà thành.
Cuộc sống “thắt lưng buộc bụng” như vậy cũng gọi làm tạm ổn nhưng việc 2 đứa em lần lượt ra đời khiến cho gia đình vốn khó khăn nay càng khó khăn hơn. Cha phải ra khơi nhiều hơn để mưu sinh, nuôi đàn con nhỏ nheo nhóc. Nhìn thấy người cha yêu thương ngày càng gầy ốm khiến Vân không khỏi đau lòng. Có đôi lần cô có suy nghĩ bỏ học theo cha ra khơi nhưng tất cả ý tưởng đều bị ông gạt đi ngay. Ông ít khi lớn tiếng với Vân nhưng riêng về việc này, ông luôn tỏ ra quyết liệt hơn bao giờ hết.
Có lẽ vì nỗi lo mưu sinh cùng cái lạnh tê tái của những đêm ngoài khơi khiến cha trở nên tiều tụy. Và điều gì đến cũng đến, vào một buổi trưa gay gắt tháng 6, Vân nhận được một cuộc gọi của thuyền trưởng báo cha bị ngất nên đang trên đường đưa về. Vì ở xa đất liền nên phải mất 2 ngày, thuyền mới cập được bến, mọi người nhanh chóng chở cha vào viện kiểm tra.
Sau vài tiếng kiểm tra tổng quát, bác sĩ gọi Vân vào giải thích tình hình. Đúng với những lo sợ của Vân, bác sĩ thông báo cha cô đã bị ung thư giai đoạn cuối. Căn bệnh xuất phát từ lối sống thiếu thốn, khắc khổ nay đã tàn phá cơ thể ông. Nghe đến đây, tai Vân bỗng ù đi, cô vội vịn lấy góc bàn, ngăn bản thân ngã sụp xuống nền đất lạnh lẽo chốn bệnh viện.
Nhìn vào tờ hóa đơn viện phí và thuốc thang, Vân thở dài chẳng biết phải xoay xở như thế nào. Số tiền nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình cô và như bác sĩ cảnh báo trước đó, những viên thuốc ấy sẽ chẳng thể cứu vãn được tình hình của cha, chỉ có thể giúp kéo dài chút thời gian để gia đình chuẩn bị hậu sự. Quệt vội những dòng nước mắt đang lăn trên má, Vân bình tĩnh bước vào phòng bệnh thăm cha nhưng có lẽ linh tính mách bảo, cha nhìn cô với ánh mắt trầm tư như hiểu thấu tâm can cô. Không kịp để Vân giải thích, ông bước vội xuống giường nằng nặc đòi về nhà mặc cho lời khuyên can của bác sĩ và gia đình. Thuyết phục mãi không xong, mẹ và Vân đành phải chấp nhận ý nguyện đưa ông về nhà.
Mất đi lao động chính, mẹ Vân phải thay cha bươn chải sáng bán cá tối bán bánh để có tiền nuôi gia đình. Về phần cha, không chấp nhận việc bản thân trở thành gánh nặng, ông ngày đêm cặm cụi làm bánh đem bán cho hàng xóm láng giềng. Thậm chí, có những hôm cảm thấy khỏe hơn, ông còn nhận thêm những công việc tay chân để kiếm thêm chút đồng bạc. Cứ đều đặn đến ngày đóng học phí, cha ngoắc cô lại dúi nhẹ những tờ tiền nhàu nát kèm những lời nhắc nhở cô chăm lo học hành, còn việc kiếm tiền “cứ để người lớn lo”.
Sau hơn 2 tháng chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, sức lực cha cuối cùng cũng đã đến lúc cạn kiệt. Bằng chất giọng thều thào, cha gửi gắm những ước mơ thời trẻ của ông cho cô. Cả cuộc đời dựa vào biển cả đã không thể mang lại cuộc sống sung túc nên bản thân ông chưa bao giờ mong muốn các con phải đi vào vết xe đổ của mình.
“Hãy học đi con, chỉ có học mới có thể thay đổi số phận này” – Đó là lời trăng trối cuối cùng ông để lại cho Vân trước khi nhắm mắt xuôi tay. Cha đã ra đi trong một chiều mưa tháng 10 trong sự khóc thương của gia đình. Nhìn cảnh hạ huyệt cha, Vân hạ quyết tâm không để mong ước của cha cứ thế chôn vùi trong đất cát.
Tạm gác nỗi đau đớn qua một bên, Vân bắt đầu miệt mài với đèn sách chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới, mang theo hy vọng ngày thành danh. Đối với Vân, cách tốt nhất để tưởng nhớ đến cha chính là đáp ứng kỳ vọng cuối đời của ông, và chỉ có việc học mới làm được điều đó.
Trời không phụ lòng người, sau thời gian chăm chỉ học tập, Vân đã đậu vào một trường đại học nổi tiếng ở Sài Gòn. Cuộc sống đại học của Vân rất khó khăn vất vả không như bạn bè đồng trang lứa. Cô ngày đi học tối đi làm thêm để có thu nhập trang trải cho bản thân đồng thời gửi chút tiền về để mẹ nuôi em. Không ít lần mệt mỏi muốn gục ngã, nhưng cứ nghĩ đến những nỗi vất vả mà cha từng gồng gánh và kỳ vọng cuối cùng ông trao cho cô, Vân lại lần nữa được tiếp thêm sức mạnh.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, Vân ngày nay đã trở thành một nữ doanh nhân thành đạt sau 9 năm nỗ lực không ngừng. Cô giờ đây đã đủ khả năng để đưa mẹ và các em lên thành phố để có có môi trường sống tốt hơn. Thấy mẹ ngày càng già yếu, Vân chợt nhớ đến hình ảnh người cha trong những khoảnh khắc cuối đời khiến cô không ngừng dằn vặt. “Cả đời này không thể báo đáp cha nhưng lần này sẽ phụng dưỡng mẹ cho chu đáo” – Cô tự nhủ với bản thân mình.
Nghĩ vậy, Vân đã tìm hiểu một vài gói bảo hiểm nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho mẹ. Nhờ vào lời tư vấn của bạn bè, cô đã quyết định đăng ký bảo hiểm nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia. Với dịch vụ cho phép thăm khám ở nhiều bệnh viện lớn với chi phí phải chăng, Vân giờ đây có thể làm trọn chữ hiếu với người mẹ cũng như hoàn thành tâm nguyện người cha quá cố. Trước sự hạnh phúc của mẹ và đàn em thơ trong ngôi nhà mới đã đông đủ cả gia đình, Vân lặng lẽ thắp nén nhang lên bàn thờ cha, giọng điệu run run: “Cha à, con làm được rồi!”