Cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái mình. Họ đặt những kỳ vọng, ước mơ của bản thân thay vì lắng nghe con thật sự muốn gì. Nhưng nếu chẳng may những kỳ vọng đó không trùng với con cái của mình thì sao?.
Dạo gần đây, cô giáo của Nguyễn Thanh Hà để ý em luôn chần chừ không muốn ra về. Một chiều, cô nhẹ nhàng tiến lại hỏi Hà, em ngước nhìn cô với đôi mắt ngấn lệ, chìa bài kiểm tra được 7 điểm: “Bài kiểm tra này mang về chắc hôm nay em không ăn cơm nổi luôn ạ”. Đúng là những bài kiểm tra gần đây Hà luôn nhận điểm thấp hơn so với học lực. Cô giáo gặng hỏi mãi, Hà nói không thể tập trung nổi với lịch học dày đặc mà mình đang phải chạy đua mới theo kịp.
Thanh Hà đang học lớp 7 của một trường có tiếng tại Nam Định. Được sinh ra trong gia đình khá giả, nhìn bề ngoài ai cũng nghĩ Hà là một người hoàn hảo khi được bố mẹ yêu thương, học giỏi ở trường, giỏi cà đàn piano và vẽ. “Bạn bè ai cũng nói em sung sướng khi được bố mẹ đầu tư học, cái gì cũng giỏi. Nhưng em thấy mình thật bất hạnh, em chỉ muốn được bình thường như bao bạn thôi”, Hà kể với cô giáo.
Vì đặt mục tiêu con sẽ đi du học ngay khi vào cấp 3 nên bố Hùng và mẹ Loan không tiếc tiền đầu tư cho con gái học hành văn hóa, trang bị thêm cầm kỳ thi họa. Họ đặt mục tiêu cho con các môn phải đạt từ điểm 9 trở lên, nếu bị điểm 8 sẽ bị mắng và phạt nặng. Điểm 7 thì sẽ không được đi chơi vào cuối tuần, không được xem TV. Do đó, em phải gồng mình hết sức cho từng bài kiểm tra, các kỳ thi để không bị điểm kém.
Mỗi lần không được điểm cao như bài kiểm tra vừa rồi, Hà rất lo sợ và không dám về nhà vì biết điều gì đang chờ đợi mình. Hà không có bạn bè vì quá bận học nên cũng không có ai để tâm sự và giúp em thoát khỏi bế tắc này. Cô giáo động viên Hà và cùng về nhà để nói chuyện với bố mẹ em.
Về tới nhà, Hà nép phía sau cô giáo. Bố mẹ em vồn vã mời cô giáo ngồi và hỏi thăm tình hình học hành của Hà. Ngay khi thấy cô giáo nói bài kiểm tra gần đây em chưa thể hiện được đúng năng lực và góp ý giảm bớt giờ học cho Hà, bố em mặt đanh lại và nói: “Cảm ơn cô giáo nhưng chuyện dạy con tôi thế nào là chuyện gia đình tôi lo. Cô giáo chỉ cần làm tốt nhiệm vụ truyền tải kiến thức cho các cháu thế nào để các cháu làm bài kiểm tra tốt lên là được”. Làm ở một công ty nước ngoài, nhưng bố Hùng (35 tuổi) khá nóng tính, có điều gì sẽ nói thẳng không kiêng nể ai.
Cô giáo vừa đóng cửa, Hà chịu một trận la mắng của bố gần 15 phút mới được cho đi ăn cơm. Trong kỳ nghỉ hè, bố mẹ đã sắp xếp cho Hà đi học thêm, chiều nào cũng đi học, sáng ở nhà thì làm bài tập, thế là cứ lẩn quẩn bài học là hết hè. Khi vào năm học thì sáng học trên trường, chiều tối lại học thêm, luân phiên các môn Toán – Văn – Anh.
“Sức học của em thì có giới hạn thôi nhưng bố lại đặt mục tiêu cho em đi du học, điều này khiến em rất mệt mỏi và áp lực. Em rất sợ sẽ làm mẹ thất vọng nhưng đôi khi em tự hỏi liệu bố mẹ có thật sự hiểu điều em muốn không. Em chỉ muốn học ở Việt Nam, được gần bố mẹ và bà thôi”, Hà tâm sự với cô giáo.
Sự việc kéo dài khiến Hà rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên. Hà sút cân liên tục, bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ. Hà nghĩ bản thân sức khỏe yếu và không quan tâm nhiều.
Nhưng càng ngày em càng tránh tiếp xúc và giao tiếp với người khác. Sức học của Hà sa sút trầm trọng, nhiều khi còn thờ ơ, không chú ý đến bất cứ điều gì. Nhận thấy tâm lý Hà ngày càng bất ổn, cô giáo gặng hỏi mãi cũng không thấy Hà chia sẻ, cô giáo đành trao đổi chi tiết với bố mẹ Hà.
Lúc này, bố mẹ em mới lo lắng đưa em đi khám và nhận ra sai lầm của mình khi nghe bác sĩ chẩn đoán em bị chứng trầm cảm. Bố em thở dài tỏ vẻ thất vọng, Hà nói trong tiếng khóc nghẹn ngào: “Con xin lỗi vì bị bệnh, nhưng con đã cố gắng hết sức mình rồi”. Giật mình vì lời con nói, bố mẹ ngỡ ngàng không nói nên lời.
Trao đổi với cô giáo Hà, cô khuyên bố mẹ Hà cho em nghỉ ngơi vài bữa, trò chuyện với con để hiểu những áp lực mà con đang một mình gánh trên vai. “Cha mẹ thường lấy lý do “vì con” và “cha mẹ là người hiểu con nhất” để ngụy biện cho việc áp đặt con theo ý mình. Nhưng nếu anh chị nhớ lại hồi mình còn trẻ, tôi không biết anh chị có từng nghĩ người lớn hiểu mình không. Hà cũng là một cô bé có suy nghĩ độc lập, có ước mơ và định hướng riêng cần tôn trọng”, cô giáo chia sẻ.
Bố mẹ Hà dành một ngày ở nhà để chăm sóc cho Hà, dẫn Hà về thăm bà. Những ngày sau, Hà nghỉ ngơi ở nhà bà để hồi phục sức khỏe. Bữa tối thấy con trò chuyện vui vẻ với mọi người, bố Hùng mới nhẹ nhàng nói chuyện với con. “Bố xin lỗi vì đã ép con làm điều con chưa chắc muốn. Bố mẹ chỉ mong ở môi trường nước ngoài, con sẽ trưởng thành hơn, tự chủ hơn. Và để không bỡ ngỡ, mình phải chuẩn bị chi tiết từ bây giờ. Không ngờ điều đó lại áp lực với con”, bố chia sẻ.
Hà cúi đầu im lặng rồi nói rằng bản thân không thấy tự tin khi sức học của mình không quá nổi trội để có thể đi học nước ngoài. Bố mẹ dành thời gian chia sẻ, gỡ những nút thắt thật sự trong suy nghĩ của Hà và hiểu rằng do bản thân mình quá bao bọc con khiến con tự ti đối diện trước đám đông.
Hiểu được vấn đề, bố mẹ Hà bắt đầu hành trình tìm lại sự tự tin và sức khỏe cho con. Một mặt bố mẹ tạo điều điện để Hà được nói tiếng nói của mình, chia sẻ suy nghĩ và lựa chọn theo ý mình. Một mặt, bố mẹ cũng thay đổi thời khóa biểu học tập của Hà, dành nhiều không gian để con được gặp gỡ bạn bè, thư giãn và rèn luyện thể thao.
Sau nhiều cân nhắc, bố mẹ quyết định đăng ký giải pháp bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia. Đây là sẽ nguồn chi phí dự phòng trong tương lai cho Hà, cũng như hỗ trợ tài chính thăm khám bệnh của em. Ngày đi khám bệnh trở về, Hà nói nhỏ với bố mẹ: “Con nghĩ rằng con đủ tự tin đi du học rồi ạ. Giờ con sẽ lên thời khóa biểu phù hợp với sức học của mình”. Nhìn con với đôi mắt rưng rưng, bố Hùng mỉm cười: “Con cần gì cứ nói bố mẹ sẽ phụ giúp nha, nếu không đi du học được thì cả nhà mình sẽ đi du lịch qua Úc luôn”. Tiếng cười đùa vui vẻ trên chiếc xe đang bon bon về nhà.