Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong thời đại này và kìm hãm sự phát triển của nhiều người phụ nữ tài năng. Tuy nhiên, người phụ nữ hiện đại đủ năng lực, tự tin và cơ hội để vượt lên nghịch cảnh, tự chủ tài chính và tự quyết định hạnh phúc của bản thân.

dưới mái nhà sính con trai

Mấy tháng qua ở xóm nhỏ thuộc phường Đức Giang (Long Biên, Hà Nội), người ta cứ kháo nhau mãi về chuyện nhà ông Nhã. Trước đây ông Nhã nổi tiếng trọng con trai, khinh con gái, cái gì cũng nhất nhất theo con trai vậy mà giờ đi đâu ông cũng khen con gái đảm đang, tháo vát, yêu thương mình hết mực.

Nhà ông có ba đứa con, Thanh Thanh là con cả, hai đứa sau đều là con trai. Ông thương hai đứa con trai nhất, nhà có tiền là dồn cho hai đứa đi học, mua quần áo, đồ ăn ngon. Chỉ có đứa con gái thì suốt ngày đầu tắt mặt tối phụ việc nhà, hở ra là bị mắng chửi, đi học cũng bị ông làm khó dễ. Thời điểm Thanh ôn thi đại học, khi các bạn cùng trang lứa xuống các trung tâm để ôn luyện thì Thanh tự ôn thi tại nhà. Phần vì cô không muốn tụ tập cùng bạn bè làm ảnh hưởng đến kết quả thi, phần vì muốn tiết kiệm chi phí cho gia đình.

Ông Nhã không muốn Thanh đi học đại học. “Con gái lấy chồng như bát nước đổ đi, không đáng để nuôi ăn học thêm”, ông hay dùng lý lẽ này để nạt lại bất cứ ai sang bênh cho Thanh trước đòn roi của người cha. Có lần, ông mượn rượu bắt Thanh tắt đèn đi ngủ, không học hành gì nữa. Thanh cầu xin bố để cô học vì chỉ còn vài buổi nữa là thi. Ông Nhã đập nát cái đèn bàn, gằn giọng: Con gái thì cần gì học hành nhiều, ra chợ bán rau, bán cá, sau lấy chồng là được rồi. Người ta thấy Thanh vừa ôm cặp sách vừa chạy ra khỏi nhà giữa đêm. Cô xin ngủ nhờ nhà bạn, ở đó ôn bài cho đến khi đi thi Đại học.

ngủ nhờ nhà bạn để ôn thi đại học dù bị cha ngăn cản

Thanh lại là đứa đầu tiên trong xóm đỗ trường đại học lớn. Hàng xóm đến chúc mừng nhưng ông Nhã chỉ tặc lưỡi: “Sắp tới lại tốn mớ tiền cho nó ăn học”. Thanh học ngành Quản trị kinh doanh, vừa đi dạy gia sư để có chi phí phụ gia đình. Cô cố gắng học thật tốt để đạt được học bổng ở trường, không phiền tới bố mẹ cũng bởi mỗi lần gọi điện về xin tiền bố mẹ là áp lực.

vượt lên định kiến

Tốt nghiệp ra trường, Thanh đi làm ở một công ty xuất khẩu thủy hải sản, rồi làm gia sư ở các trung tâm ngoại ngữ sau giờ làm. Toàn bộ tiền lương trong 5 năm từ khi ra trường, Thanh gửi cho mẹ vì nghĩ mình cũng không giữ nhiều tiền vậy để làm gì, cũng như phụ mẹ chuyện gia đình. Thậm chí, cô còn bí mật mua gói bảo hiểm tai nạn cho bố mẹ vì nghĩ rằng tuổi của bố mẹ đã cao, gặp vấn đề gì sẽ có một điểm tựa tài chính vững chắc.

Sau khi kết hôn, Thanh cũng gửi lại hết tiền mừng để bố mẹ giữ vì nghĩ tiền đó là bố mẹ trang trải đám cưới. Dù lo nghĩ cho bố mẹ là vậy, nhưng khi Thanh về thăm nhà, cô chỉ nhận được thái độ hắt hủi của người cha như năm nào.

Do dịch Covid nên chồng Thanh xin nghỉ việc. Bố mẹ Thanh có đất ở khu kinh doanh gần nhà nhưng đang bỏ không. Thanh xin bố mẹ cho vợ chồng cô mua lại để làm ăn nhưng ông Nhã lấy hết lý do này tới lý do khác từ chối. Chỉ hai tháng sau đó, Thanh biết tin bố đưa miếng đất đó cho em trai cô làm ăn cùng số vốn lớn. Lúc này ông Nhã mới thể hiện rõ quan điểm, ông sẽ không trông cậy được gì ở Thanh nên không giúp gì hết. Ông nhắc lại phần vốn tích lũy trước khi cưới mà Thanh gửi, ông cũng không trả lại, xem
như phí nuôi Thanh ăn học.

Nuốt nước mắt vào trong, Thanh và chồng tự xoay sở mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ. Cô vẫn đi làm ở công ty, chỉ phụ giúp chồng sau giờ làm. Nhờ nhanh nhẹn và làm ăn uy tín, cửa hàng của hai vợ chồng làm ăn khấm khá lên rất nhanh. Bất ngờ một ngày, Thanh nhận được cuộc gọi đầy nước mắt của mẹ.

người cha sức khỏe kém nằm viện điều trị

Hai em trai cô nợ nần vì cờ bạc, lấy hết tiền của, gán đất của bố mẹ và chạy trốn. Chủ nợ kéo đến nhà hăm dọa mấy tuần nay. Ông Nhã phẫn uất mà uống quá chén, bị tai nạn trên đường. Thanh cùng chồng tức tốc về quê để lo mọi sự cho gia đình. Nhờ gói bảo hiểm tai nạn mà Thanh đã đăng ký từ lâu, viện phí của ông Nhã được hỗ trợ rất nhiều. Thanh cũng chạy vạy khắp nơi trả được hết nợ cho hai em trai.

Biến cố qua đi, người ta thấy ông Nhã biến thành một con người khác. Đừng ai rủ ông đi uống rượu được nữa, và đặc biệt người ta không còn thấy thái độ “trọng nam khinh nữ” của ông. Đi đến đâu, ông cũng nhắc tới đứa con gái đã cứu cả gia đình với niềm tự hào và đầy cảm phục. Đứa con gái mà ông ghẻ lạnh, không có niềm tin, vậy mà một tay nó gánh vác, thu xếp mọi chuyện ổn thỏa, lại còn biết lo nghĩ cho sức khỏe bố mẹ, mua bảo hiểm tai nạn để trở thành “phao cứu sinh” khi nguy khốn. Một người con gái hơn biết bao đứa con trai mà ông kỳ vọng.

Sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong xã hội hiện đại nhưng không thể phủ nhận phụ nữ đóng vai trò khá lớn vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Tại Việt Nam, hiện hơn 60% nhân lực trong nông nghiệp, y tế, giáo dục là phụ nữ. Trong nghiên cứu khoa học, có ngày càng nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ là nữ.

bình đẳng giới hiện nay

Không chỉ coi trọng việc học tập, nâng cao vị thế xã hội, có công việc, sự nghiệp riêng, phụ nữ hiện đại cũng ngày càng tự chủ hơn trong vấn đề tài chính. Để có được sự độc lập về tài chính, ngoài việc tạo ra các nguồn thu nhập ổn định, nhiều phụ nữ bắt đầu lập ra các kế hoạch tài chính dài hạn hơn như đầu tư, tiết kiệm cho tương lai, tiết kiệm cho hưu trí và dự phòng rủi ro. Bởi chỉ có tự chủ về tài chính, người phụ nữ mới có tự tin vượt lên những định kiến cổ hủ mà khẳng định mình.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307