Trước năm 18 tuổi, ta nghĩ nhiều về lựa chọn trường đại học – nơi ta gửi gắm thanh xuân. Đến lúc thành công đạt được tấm bằng tốt nghiệp, ta lại lo lắng liệu ta đã chọn đúng đam mê của mình không. Thực ra, tuổi nào mà chẳng chênh vênh cơ chứ, điều quan trọng là sau đó, bạn học được cách giữ thăng bằng.
Ông Hoàng Tùng là một nhà giáo nổi tiếng trong cộng đồng người trẻ vì những công trình nghiên cứu tâm lý thú vị của mình. Đa số các bài viết của ông đều đạt được trên 1 nghìn tương tác vì những triết lý cực kỳ tinh túy về đời và người.
Có rất nhiều bạn trẻ tìm được sự đồng cảm qua từng câu chữ của ông, từ sự đắn đo lựa chọn trường đại học đến cách vượt qua băn khoăn khi vừa kết thúc quãng thời gian trên giảng đường.
Chủ đề được các bạn bình luận nhiều nhất là “Nên làm gì khi cảm thấy chênh vênh?”. Theo ông, từng lứa tuổi sẽ có một nỗi chông chênh khác nhau. Ông chia sẻ: “Thế hệ nào cũng sẽ có những băn khoăn, trăn trở nhưng khó tìm được người dẫn đường, chỉ lối. Nếu tìm được một người chân thành, đủ tin tưởng và chia sẻ những gì bản thân đã trải qua, các bạn trẻ sẽ đón nhận và tìm được cho mình hướng đi phù hợp”.
Chênh vênh là cảm giác như thế nào? Ông Tùng tâm sự rằng: “Có rất nhiều bạn trẻ bình luận trong các bài đăng của tôi về các câu chuyện của họ. Điểm chung của những câu chuyện ấy là khoảng hở giữa thực tế và ước mơ của các bạn quá lớn, từ đó tạo ra nỗi chông chênh”.
Độ tuổi nào thì cũng có một nỗi chông chênh, ví như ta bước vào độ tuổi mới lớn, khoảng 12 hoặc 13 tuổi thì mọi bạn nhỏ đều tiếp cận kiến thức và học hỏi với tâm thế muốn khám phá và tò mò nhưng đâu đó vẫn còn một chút không tự tin. Ông Tùng hài hước nói thêm “Ngày trước, tôi thích nhất là lúc được lên internet tìm hiểu về một bản vẽ thiết kế nhà vì từ nhỏ đã rất mê xếp các hình khối. Dù đôi lúc không hiểu được một vài chỗ như thế nào nhưng cuối cùng vẫn xem hết và nghiên cứu cả tuần để vẽ ra một bản thiết kế tương tự”.
Ông Tùng cho rằng độ tuổi chênh vênh nhất có lẽ là từ 18 đến 25 tuổi, ông cũng gặp khá nhiều rắc rối trong khoảng thời gian này. Lúc ấy ta nhìn thế giới bằng một con mắt màu hồng và sau đó cuộc đời sẽ quật ngã mình nhiều lần để bản thân nhận ra mình còn nhiều thiếu sót.
Có một câu chuyện khiến ông nhớ mãi vì sau lần ấy, sự tự cao trong ông đã được mài giũa rất nhiều. Vào những năm đầu sau khi tốt nghiệp, khi ông may mắn được nhận vào một tập đoàn lớn nhưng vì sự kiêu ngạo mà ông đã để dự án đầu tay thua thầu.
Ông nhớ lại lần thất bại ấy và nói “Khi đó tôi cứ nghĩ mình đã đủ giỏi nên hăng hái tự làm mọi thứ mà không hỏi ý kiến của các đồng nghiệp đi trước. Tự tin luyện tập tại nhà nhưng đến khi trình bày trước hội đồng thì công trình nghiên cứu không đạt yêu cầu. Kết quả là dự án lọt vào tay đối thủ ở team khác còn tôi thì tự chỉ trích bản thân do không nghĩ mình lại ngã đau đến thế”.
Bước đến độ tuổi gần 25, là cột mốc mà ta đã có đủ cái nhìn thực tế về cuộc sống và cả công việc và mọi thứ hầu như đều có một ít nên chênh vênh ở đây lại là trăn trở về cuộc sống sau này sẽ như thế nào. Khoản tiết kiệm có một ít, các mối quan hệ cũng có một ít, nhưng mọi thứ lại vẫn chưa đủ và chúng ta sợ là chúng ta sẽ không bao giờ đủ được vì đã vơi đi ảo tưởng về đam mê và nhìn thấy thực tại khắc nghiệt.
Ông Tùng tâm sự: “Thời điểm 25 tuổi chính là khoảnh khắc vàng để các bạn nhận thức được mình muốn gì và cần làm gì để đạt được điều ấy. Tôi còn nhớ ngày đó tôi đã đặt mục tiêu là trước năm 30 tuổi là phải để dành được đủ tiền để xây một căn nhà cho bố mẹ ở quê. Thế là trong suốt những năm tháng sau tuổi 25, tôi lao đầu vào lao động cật lực, cứ thế guồng quay cuộc sống làm tôi hao mòn sức lực nhưng tiền làm mãi vẫn thấy chẳng đủ vì có lúc xăng tăng rồi điện, nước tăng. Tôi nhận ra tuổi này đúng là cái gì cũng chỉ có được một ít và mãi vẫn chẳng bao giờ đầy”.
Ông có chia sẻ với các bạn trẻ rằng khi ở độ tuổi ấy chúng ta dễ mất phương hướng dẫn đến chênh vênh do nhiều trách nhiệm vô hình đè nặng lên vai trong khi ta chưa đủ bản lĩnh để gánh vác. Vì thế nên nếu không cẩn thận thì các bạn trẻ sẽ dễ sa ngã và trách cứ bản thân khi không giữ được thăng bằng, từ đó không phát triển được.
Ở cái tuổi 40 như ông Tùng khi nhìn lại “nhật ký chông chênh” của đời mình, ông chỉ thoáng mỉm cười và thậm chí là hạnh phúc khi mình đã được trải qua các dốc và thung lũng tâm lý vì có thế thì ông mới có thể chia sẻ với các bạn trẻ trải nghiệm của mình. “Đứng trên một đỉnh cao và nhìn là các đoạn đường mình trải qua, tôi nhận ra rằng vượt qua chông chênh chính là nỗ lực kéo gần khoảng hở giữa thực tế và ước mơ của bản thân. Thực ra ở độ tuổi trung niên, tôi mới có đủ khả năng xây cho bố mẹ một tổ ấm.”
Ví dụ khi mới ra trường, các bạn sinh viên nào cũng sẽ mơ ước mình được công nhận và được thể hiện bản thân hết mình nhưng điều quan trọng là mỗi tối chúng ta đều phải nhìn lại bản thân mình đang ở vị trí nào và cần làm gì cho thích hợp.
Đối với những trách nhiệm vô cớ bị xã hội đặt lên vai như là trước tuổi 30 phải đủ tiền xây nhà cho bố mẹ, hoặc con gái phải lấy chồng thì bản thân các bạn trẻ phải xem xét những điều đó có phải là điều mà mình thực sự mong ước không hay chỉ là những áp đặt không không hợp lý để tránh trường hợp bản thân sẽ sống mòn theo quy chuẩn của người đời. Các bạn nên trưởng thành theo đúng cột mốc phát triển của mình.
Ông Tùng tâm sự “Tuổi trẻ mơ ước cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là sức khỏe. Vật chất luôn xoay vòng và chỉ là công cụ và nó thuộc về mọi người nhưng sức khỏe thì mỗi con người chỉ có một mà thôi. Cá nhân tôi năm nay đã bước vào tuổi trung niên, tôi cảm thấy phần thưởng lớn nhất của mình sau khi vượt qua chông chênh chính là thể lực của mình”.
Đối với các bạn trẻ ông khuyên rằng hãy biết cách đặt mục tiêu cho hành trình vượt chông chênh là một quỹ tài khoản dự trữ cho các tình huống bất ngờ về sức khỏe. Bảo hiểm nội ngoại trú Bảo Việt An Gia là một trong những dịch vụ mà ông tin tưởng nhất vì nhờ các chính sách của bảo hiểm như bảo lãnh trên 200 bệnh viện với chi phí hợp lý, thủ tục nhanh chóng chỉ cần 5 phút đăng ký, mà ông đã luôn giữ cho mình được tinh thần minh mẫn, tiếp tục cống hiến tri thức cho cộng đồng.