Dù nhiều bạn trẻ đang nỗ lực từng ngày để gia tăng nguồn thu nhập nhưng họ lại không trang bị đủ những kiến thức để quản lý chi tiêu hợp lý. Vì thế nhiều người càng kiếm tiền lại càng thấy không đủ. Nghịch lý này khiến không ít cá nhân rơi vào khủnghoảng tài chính vì thiếu các nguồn tiền dự trữ. Vậy làm thế nào để cải thiện những vấn đề này, mời các bạn cùng đọc câu chuyện dưới đây.
Tháng vừa rồi, công ty Ly mở một workshop huấn luyện về giải pháp tài chính cho nhân viên để giúp họ ổn định cuộc sống sau ảnh hưởng từ Covid-19. Cả phòng ban ai cũng háo hức, đặc biệt là Ly vì cô đang gặp phải những vấn đề về quản lý chi phí sinh hoạt.
Dù đã 25 tuổi nhưng với mức thu nhập 10 triệu, cô cảm thấy ở thành phố thật khó sống. Chi phí nhà trọ, ăn uống và đặc biệt là mua sắm luôn là những bài toán nan giải với cô. Tuy sinh hoạt mỗi tháng cũng cho là thoải mái nhưng bù lại tài khoản tiết kiệm của Ly chẳng có bao nhiêu. Ly là người yêu thời trang nên phần lớn chi phí của cô rơi vào khoản mua sắm quần áo. Tháng nào có bộ hình mới của thương hiệu cô yêu thích là chắc chắn vài ngày sau cô sẽ có từ 1 đến 2 mẫu. Không chỉ thế, mỗi lần đi siêu thị Ly cũng hay sa đà vào những vật dụng không cần thiết và nằm ngoài kế hoạch. Vì tính chi tiêu vô tội vạ của mình, Ly lo sợ sau này nếu có gì bất ngờ xảy ra, cô không biết mình sẽ giải quyết thế nào.
Buổi workshop hôm đó tại công ty rất đông người tham gia, Ly đến trễ suýt nữa thì không có chỗ ngồi. Cô chăm chỉ ghi chú một số mẹo hay dành cho một nhân viên lương không cao như cô vẫn có thể xoay sở được một cuộc sống tốt. Đợt dịch vừa rồi thực sự khiến Ly sống chật vật, từ việc lo liệu trở lại thành phố để xin việc đến tìm kiếm nơi ở ổn định. Do mấy tháng nay nắng nóng, hóa đơn điện nước tăng lên chóng mặt, nhiều hôm cô còn bị cúp nước tắm một ngày mấy lần. Có bữa, khi đang nấu cơm dở thì bỗng nhà ngắt điện đến tận 30 phút, thế là Ly đành nhịn đói vì không có cơm để ăn. Cuộc sống đã khó khăn nay còn nhọc nhằn hơn, Ly stress đến độ muốn quay về quê nhưng ý chí không muốn bỏ phí kiến thức và kỹ năng có được tại đại học khiến cô quyết tâm ở lại thành phố và nỗ lực vươn lên.
Sau buổi workshop cô bắt tay vào thực hiện các lời khuyên bổ ích mà cô học được. Tuần đầu tiên, để giải quyết vấn đề chi tiêu bất hợp lý, Ly lên danh sách các món cần mua sắm trong một tuần. Theo các chuyên gia tư vấn, các bạn trẻ chưa có định hướng trong việc quản lý tài chính như Ly thì việc lên danh sách những đồ dùng cần mua là kỹ năng hết sức cần thiết. Mỗi đầu tháng Ly điểm danh qua một lượt những vật dụng cần thay trong phòng mình rồi so sánh với khả năng chi trả hiện tại. Hành động nhỏ này giúp Ly đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với thu nhập của bạn mà không sợ âm vào các khoản chi khác.
Tiếp theo, Ly cần cắt giảm chi phí thuê trọ vì khi tài chính chưa vững vàng, việc cân bằng giữa các chi phí khác và tiền thuê nhà thật sự là một bài toán khó. Ly dự định sẽ dọn vào ở chung với một người bà con ở quê cũng đang ở thành phố. Việc này không những giúp cô tiết kiệm gấp đôi phí thuê nhà mà còn giúp cô không sợ bị cúp nước bất ngờ như khi ở trọ nữa.
Ly thay dần thói quen mua sắm quần áo mới vô tội vạ, thay vào đó cô đi săn lùng những mẫu áo second-hand. Dù là hàng đã qua tay nhưng độ thời trang và giá cả thì không cần phải bàn cãi, rất hợp với “gu” Ly và giá cả thì “hời”. Ly còn tập được thêm cho mình khả năng phân tích các kế hoạch chi tiêu để kiểm soát tốt nguồn tài chính của mình. Mỗi tháng cô sẽ dành ra một ngày để tổng kết toàn bộ số tiền mình đã sử dụng để theo dõi xem nhu cầu của mình có đang hợp lý không để có những điều chỉnh kịp thời.
Khi đã có dư kha khá một khoản tiền, cô bắt đầu lên các diễn đàn và các trang mạng xã hội để tìm hiểu về tiết kiệm và đầu tư. Cô thấy hiện tại dù mình đã có một khoản tiết kiệm khá ổn để dự phòng cho những tình huống bất ngờ như thất nghiệp, mất tài sản,….Tuy nhiên, đối với những sự kiện có tỷ lệ rủi ro lớn và cần sự hỗ trợ tốt như chăm sóc sức khỏe thì các khoản tiết kiệm sẽ không có khả năng giúp cô một cách tối ưu.
Cô nghĩ mình cần có một giải pháp bảo hiểm phù hợp để dự trù cho những tình huống sức khỏe trong tương lai. Nghĩ thế, cô lập tức vào nhóm chat của team để hỏi các anh chị đồng nghiệp có lời khuyên gì không. Sau khoảng một ngày, các anh chị cũng chia sẻ rằng mình cũng từng trải qua những trăn trở như vậy nên đang có sử dụng gói bảo hiểm nội ngoại trú Bảo Việt An Gia và cảm thấy rất phù hợp với nhu cầu của cô hiện tại.
Tìm hiểu kỹ hơn về bảo hiểm Bảo Việt An Gia cô càng an tâm khi quyết định trao niềm tin cho dịch vụ bảo hiểm sắp tới. Các dịch vụ của Bảo Việt không chỉ được phân loại hợp lý theo nhu cầu mà người mua được linh hoạt lựa chọn các quyền lợi thụ hưởng ở các bệnh viện lớn của thành phố. Vì là người đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu, Ly cực kỳ quan tâm đến các dịch vụ ở bệnh viện Quốc tế và các chính sách quyền lợi của Bảo Việt An Gia đáp ứng được mong muốn của cô.
Sau một thời gian áp dụng các mẹo nhỏ về tài chính mà Ly học được, cô thực sự thấy mình hoàn toàn thay đổi. Cô biết cân nhắc trước khi mua sắm và bắt đầu đặt ra nhiều mục tiêu tài chính lớn hơn lúc trước. Đồng nghiệp trong phòng ai cũng khen Ly dạo này nét mặt thư giãn, cả phong thái cũng thoải mái hơn và đặc biệt Ly vui tính hơn lúc trước nhiều. Có lẽ, trong cô không còn những âu lo về tài chính nữa, mà lại còn có thêm dịch vụ bảo hiểm đồng hành, hỗ trợ cho cuộc sống của cô thật chu đáo.
Ly cảm thấy giờ đây mình thật đủ đầy và trọn vẹn trong tư tưởng. Cô thầm cảm ơn vì bản thân đã nỗ lực và cố gắng vượt qua mọi khó khăn để hằng ngày đều có thể trưởng thành với nhiều bài học mới đến từ những câu chuyện xung quang cuộc sống của mình.