Người không đi làm hay mất việc làm có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? Có được tham gia bảo hiểm xã hội hay không? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều bạn đọc thắc mắc và Medplus sẽ giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
1. Bảo hiểm xã hội cho người không đi làm
Đối với bảo hiểm xã hội hiện nay nước ta có hai hình thức là: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyên.
Người không đi làm có thể chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây là hình thức bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm phù hợp với thu nhập hiện tại để hưởng bảo hiểm xã hội trong tương lai.
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Chế độ bảo hiểm tự nguyện
Căn cứ theo khoản 2, Điều 4, Luật bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất.
Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng ít quyền lợi hơn. Cụ thể là không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng những quyền lợi hấp dẫn.
Xem ngay: 5 lý do bạn nên mua bảo hiểm nhà tư nhân
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 1, Điều 87, Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng/tháng.
Mặt khác, căn cứ Điều 3, Nghị định 38/2019/NĐ-CP từ ngày 1/07/2019, mức lương cơ sở tăng từ 1.390.000 đồng/tháng thành 1.490.000 đồng/tháng.
-> 20 lần mức lương cơ sở = 20 x 1.490.000 = 29.800.000 đồng/tháng
Vậy:
Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất = 22% x 700.000 = 154.000 đồng/tháng
Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất = 22% x 29.800.000 = 6.556.000 đồng/tháng
Mặt khác, Căn cứ Khoản 1 và Khoản 5, Điều 12 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
Điều 12. Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
1.1. Đối tượng hỗ trợ và tỷ lệ hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
4. Tạm kết
Nhìn chung, việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là do nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ là cần thiết với những người chưa đi làm, chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như đã tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ thời gian hưởng lương hưu.
Trên đây là tất cả những gì Medplus muốn chia sẻ với bạn về chủ đề người không đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.
Xem thêm
- [2022] Bạn có nên mua nhiều bảo hiểm nhân thọ không?
- [2022] Bạn có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được không?
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ có cần thiết khi bạn không có người phụ thuộc ?
- [2022] Bảo hiểm nhân thọ và quỹ tương hỗ: nên chọn đầu tư vào đâu?
- [2022] Ăn kiêng giúp tăng hệ thống miễn dịch và giảm phí bảo hiểm của bạn như thế nào?