Có thể hiểu Gap year là việc các bạn trẻ chọn dừng lại từ 6 tháng đến 1 năm, rời bỏ sách vở, trường học, công việc chính thức để đi tìm mục đích và tương lai của bản thân. Đó cũng là khoản thời gian để ta dừng lại nhằm thấu hiểu chính mình, tạo bước đà vững chắc cho cuộc hành trình kế tiếp. Vì thế “Gap Year” còn được hiểu là khoản thời gian người trẻ “Nghỉ giữa hiệp” để tiếp tục chiến đấu trên con đường sự nghiệp sau này.
Gap year chẳng có gì là xấu, nhưng Gap year mà không chuẩn bị trước và để ảnh hưởng đến cuộc sống là điều rất tiêu cực. Câu chuyện này, có lẽ cô gái Nguyễn Thị Hòa là người hiểu rõ nhất. Hòa là sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại khá trên tay, hơn 6 tháng Hòa vẫn chưa tìm được việc và loay hoay xác định con đường phát triển sự nghiệp. với tấm bằng loại khá trên tay, mãi không thể tìm được việc, thế là Hòa lựa chọn Gap Year – một thuật ngữ mà cô còn chưa hiểu rõ.
Trong những ngày tháng “Nghỉ giữa hiệp” – không học hành, không công việc, không dự định tương lai, thay vì tiếp tục tham gia những hoạt động xã hội và đi tìm mục đích của bản thân thì cô lại chỉ dành thời gian với những thú vui vô bổ. Trong khoảng thời gian này, Hòa tìm được niềm hứng thú mới là đi du lịch, thế nên không có gì lạ khi cô sử dụng hết số tiền tiết kiệm của bản thân cho những cuộc đi chơi chẳng có ý nghĩa và mục đích. Hết tiền, cô lại vay mượn bố mẹ và tự an ủi rằng những chuyến đi này sẽ giúp mình trưởng thành và chín chắn hơn.
Trong một chuyến du lịch đến Thái Lan, Hòa gặp Nam – người mà sau này cô đem lòng thầm thương trộm mến. Không giống như Hòa, Nam là một chàng trai thông minh và có tài ăn nói, những chuyến đi của anh đến Thái Lan không chỉ là đi chơi mà còn là cơ hội để Nam nhập hàng về nước để bán. Nghe lời tâm sự của Nam, tin vào lời mời gọi với lợi nhuận hấp dẫn, thế là Hòa nhanh chóng đồng ý góp vốn vào “công ty ma” mà Nam tự thêu dệt. Nam thề thốt chỉ sau khoảng 3 tháng, Hòa sẽ lấy lại được vốn. Với thị trường thời trang sôi động như hiện nay, cô và anh sẽ nhanh chóng trở thành những doanh nhân thành đạt nhất.
Về lại Việt Nam với biết bao mộng tưởng mới, Hòa vừa trở thành cô chủ shop online vừa là nàng live stream bán hàng, Nam thì là người phụ trách tìm kiếm khách hàng và các nguồn phân phối. Thế nhưng, mộng giàu sang mãi chẳng thấy, chỉ thấy sau 8 tháng hoạt động số vốn đã thâm hụt nghiêm trọng và “công ty” dần đi đến bờ vực phá sản. Thời gian ấy, thay vì nghe lời gia đình thanh lý nốt số hàng tồn để lấy lại phần vốn thì Hòa lại chấp nhận tin lời hứa của Nam và tiếp tục vay mượn để đưa tiền cho anh. Để rồi điều gì đến cũng đến, Nam đã nhanh chóng lấy hết tiền và cao chạy xa bay, để lại cô gái ngốc nghếch với một cú sốc vô cùng lớn.
Nhận về bài học nhớ đời, Hòa mới có thời gian tự nhìn nhận lại chính mình. Bản thân cô hiện tại không có định hướng tương lai, chẳng có việc làm mà trên lưng còn mang một số nợ lớn. Nhìn thấy bạn bè đồng trang lứa sau gần 2 năm ra trường đã có một vị trí tốt, kiến thức và tài năng vững vàng càng khiến Hòa thêm xấu hổ. Bởi cô giờ chỉ còn một tương lai mờ mịt và một chiếc CV xấu xí trên tay.
Khác với cô gái Hòa đáng thương, anh Nguyễn Trọng Nhân – chàng cử nhân trường Công nghệ Thông tin cũng lựa chọn Gap year sau hơn 2 năm đi làm chính thức tại một công ty phần mềm. Trong những năm tháng làm việc, anh nhận ra bản thân có sở thích viết và sáng tạo, anh cũng nhận thấy mình có nhiều năng khiếu để tiến thân xa hơn trong ngành Marketing đang ngày càng trở nên sôi nổi. Thế là Nhân tạm dừng công việc hiện tại để đi tìm bản thân và thử sức với một hướng đi vô cùng mới.
Nhưng Gap year của Nhân không phải chỉ là từ bỏ những thứ trước đây để dừng lại, mà anh vẫn có kế hoạch vô cùng kỹ càng cho những năm tháng “biến đổi” của mình. Khi quyết định “nghỉ giữa hiệp”, Nhân đã đăng đăng ký một khóa học Marketing ngắn hạn để lấy bằng, đồng thời anh cũng rèn giũa kỹ năng của bản thân với những cuộc thi và các hoạt động liên quan đến ngành nghề mới mà mình hướng đến.
Một điều nữa vô cùng quan trọng là trước khi Gap year – Nhân đã chuẩn bị một khoản dự phòng vững chắc để đối phó với rủi ro trong những năm tháng anh không có nguồn thu nhập. Nói rõ hơn, phần tích lũy ấy được Nhân chia ra làm 2 phần:
– Một phần là khoản tiết kiệm để sử dụng cho việc sinh hoạt như ăn uống, mua sắm, đi lại và các động khác.
– Phần thứ hai là khoản “Tích lũy sức khỏe”, được Nhân quy thành hợp đồng Bảo Hiểm Bảo Việt An Gia để chủ động chăm sóc cho bản thân. Với phần dự phòng này, anh không chỉ được hỗ trợ các chi phí khi chẳng may có bất ngờ xảy đến mà đồng thời còn được thăm khám và chăm sóc sức khỏe tại những cơ sở dịch vụ uy tín và hiện đại nhất.
Sau hơn 1 năm rưỡi chọn dừng lại để củng cố bản thân, Nhân đã tìm được công việc mới tại phòng Marketing của một công ty lớn trong thành phố. Khi mới nhận việc, anh ở vị trí Content Marketing xây dựng nội dung cho một website liên quan đến kỹ thuật máy tính. Công việc mới này tuy có liên quan đến những kiến thức và kỹ năng trước đây của Nhân, nhưng nó cũng là một luồng gió mới, là những bước đi chập chững đầu tiên của anh trên con đường sự nghiệp rộng mở.
Để rồi, 2 năm, 3 năm gặp lại Nhân, anh đã trở thành một con người hoàn toàn mới với con đường sự nghiệp được bạn bè ngưỡng mộ. Cùng là Gap year nhưng người tìm được kho báu phía sau cầu vồng, còn có người lại trượt chân rơi vào những vòng xoay u tối.
Vậy câu hỏi “Có nên Gap Year không?” có lẽ chẳng ai có thể trả lời được rõ ràng và rành mạch nhất ngoài chính bản thân bạn.