Cuộc đời mẹ có ba cột mốc quan trọng và hạnh phúc nhất: đầu tiên, được sinh ra làm con gái của bà ngoại; thứ hai, được làm cô dâu của ba; và cuối cùng, được trở thành siêu nhân của các con.
Vào một chiều ngày mưa tầm tã ở Sài Gòn, tôi vội vã chạy đi lấy xe để kịp đúng 17h00 ghé nhà Linh Lan – đứa bạn thân 15 năm để dự một buổi tiệc sinh nhật ấm cúng. Bạn thân tôi năm nay 38 tuổi, là một bà nội trở kiểu mẫu và làm mẹ của một đôi nếp tẻ đầy đáng yêu và tinh nghịch.
Trò chuyện với tôi trên bàn tiệc, Linh Lan đôi lúc quay sang nhìn chăm chú hai đứa nhỏ đang ăn đĩa mỳ Spaghetti thịt viên khổng lồ với ánh mắt vô cùng trìu mến. Xuyên qua ánh nến, tôi thấy được trong ánh mắt ấy vẫn toát lên vẻ quyết đoán của cô trưởng phòng kinh doanh ngày nào nhưng nay lại ẩn chứa thêm sự yên ả của một mặt biển không gợn sóng trong ngày hè lặng gió.
Tính đến nay, Lan đã lui về hậu phương được gần 10 năm kể từ khi lấy chồng. Có lần tôi hỏi nó rằng “Mày còn nghĩ lựa chọn ngày đấy là đúng đắn không khi quyết định từ giã sự nghiệp đỉnh cao, và trở nên bộ dạng nội trợ xuề xòa thế này. Suốt ngày chỉ có biết tã sữa cho con thôi thì còn gì là thanh xuân nữa”. Nó chỉ cười xòa, rồi chầm chậm giải thích cho tôi.
Thực ra, “Mẹ” là một công việc mà nó muốn được học và chinh phục bằng cả con tim. Từ khi Lan có Đậu và Khoai, lần đầu tiên nó mới biết cảm giác hạnh húc và thiêng liêng khi được ôm vào lòng hai sinh linh bé bỏng đang cất tiếng khóc chào đời. Khi Đậu và Khoai biết đi, nó học được cách kiên nhẫn và dịu dàng để dìu hai đứa nhỏ từng bước chập chững đầu đời trên đôi chân nhỏ xíu. Đến năm hai đứa nhỏ đi học, một lần nữa Lan học thêm cách làm cô giáo vừa hiền vừa nghiêm để dạy con biết đúng sai, biết nghe lời và biết yêu thương.
Với bao nhiêu đó thôi, Lan nghĩ “công việc” vất vả này nó đạt được nhiều bài học hơn là đánh mất điều gì. Chỉ cần nhìn hai chị em trưởng thành trong vòng tay mẹ mỗi ngày, đó chính là “thành tích” chất lượng hơn bất kỳ lời khen và tấm bằng nào mà Lan nhận được trong suốt cuộc đời.
Trước khi lập gia đình, Lan luôn được giao là tay hòm chìa khóa trong những chuyến đi chơi của nhóm bạn thân chúng tôi. Dù là lên rừng hay xuống biển, đi từ Vũng Tàu, ra Đà Lạt, rồi Nha Trang,…. chỉ cần cho Lan tổng kinh phí, cô nàng sẽ tự động sắp xếp mọi hoạt động rất hợp lý cho nên chi phí sinh hoạt rất hiếm khi bị thiếu hụt.
Đến khi lấy chồng, tôi vẫn không thấy tài năng này mai một ở Lan, thậm chí điều đó còn phát huy tác dụng khủng khiếp hơn và là kỹ năng mà nó tự hào nhất khi làm mẹ. Có lần tôi thắc mắc, hỏi làm sao mà nó quán xuyến chuyện tài chính gia đình vừa khéo vừa đủ đến vậy, trong khi tôi thì vẫn độc thân mà còn thấy phiền với các khoản chi phí cơ bản cuộc sống. Chưa kể, các khoản chi phí phát sinh như giải trí, mua sắm quần áo,… đều đặn mang gần một nửa tiền lương của tôi đi mỗi tháng.
Người phụ nữ nội trợ như Lan chắc chắn mỗi ngày còn phải đối mặt với nhiều nguồn thu chi hơn một người độc thân hơn tôi. Nhưng mà, nó chỉ nhẹ nhàng chỉ tôi rằng điều quan trọng là phải xây dựng chi tiết những khoản chi tiêu trong vòng nửa hoặc một tháng để có cách điều chuyển dòng tiền một cách hợp lý, nhằm tránh tình trạng chi tiêu quá tay.
Cụ thể, Lan sẽ chia thành nhiều hạng mục: chi phí hàng tháng, cố định và phát sinh có kiểm soát. Đặc biệt, Lan rất lưu ý khoản tiền tiết kiệm dành cho sức khỏe của con vì đó sẽ là khoản chi tốn kém nhất. Do Đậu và Khoai tuổi còn nhỏ nên sức đề kháng yếu, vì vậy việc đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giảm thiểu nguy cơ phát hiện trễ các bệnh lý trẻ em nguy hiểm. Lan nghĩ cách tốt nhất là trong tương lai, nó sẽ chuẩn bị cho hai con và cả nhà bảo hiểm nội ngoại trú để có một khoản dự phòng rủi ro sức khỏe.
Ai nói lấy chồng là buồn nhưng tôi thấy gia đình nhỏ của Lan thì thật vui. Có những hôm, Lan bắt Nguyên dậy chung thật sớm để đồng vợ đồng chồng tề gia nội trợ. Chồng nó thét ra lửa ở công ty nhưng về nhà trở thành “cá con” chính hiệu, lúc nào cũng nuông chiều vợ ra mặt. Vậy nên với Lan, chồng chính là người quan trọng thứ hai trong cuộc đời nó, vì sao ư, nếu bạn yêu ai đó gần 10 năm rồi mới cưới, thì tôi nghĩ các bạn sẽ hiểu lý do “cuồng” chồng đấy.
Ngoài chồng ra, vị trí tiếp theo trong list “người thương” của nhỏ Lan chắc chắn là Đậu và Khoai không thể lệch đi đâu được. Lan là một người phụ nữ vì con điển hình, ví dụ như thói quen lúc gà còn chưa dậy cất tiếng gáy thì nó đã tất bật chuẩn bị bữa cơm sáng cho hai nhóc. Một đứa thì thích đồ mềm, một đứa thì thích những món ít nước, cho nên mỗi khi vào bếp là Lan trở thành một phù thủy đại tài, thiên biến vạn hóa ra bao nhiêu món ngon dành cho con.
Chăm sóc kỹ là thế nhưng Đậu và Khoai cũng dễ bị bệnh vặt, vì vậy Lan phải thường xuyên sắp xếp công việc nhà thật chu đáo để có thời gian đưa hai đứa nhỏ đi khám bệnh. Sài Gòn chuyển mùa nên trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về tai mũi họng, mấy đứa cháu tôi ở nhà cũng sụt sịt mũi liên tục. Nghe dạo này Lan than về chi phí khám bệnh tốn kém nên tôi cũng cố gắng tìm cách để giúp đỡ.
Tôi thấy chị ruột có mua cho hai đứa cháu gói bảo hiểm nội ngoại trú Bảo Việt An Gia và rất hài lòng về các chính sách của hãng bảo hiểm này.
Chị tôi đặc biệt thích bảo hiểm Bảo Việt An Gia vì chính sách bảo lãnh viện phí cho người thân, ngay cả khi vào thăm nom cũng sẽ được bao trọn chi phí sinh hoạt. Bên cạnh đó, khoản đầu tư vào bảo hiểm mỗi tháng cũng rất vừa phải, phù hợp với điều kiện tài chính của ba mẹ. Chỉ với một khoản đóng nhỏ hàng tháng mà các cháu của tôi được thăm khám ở các bệnh viện chất lượng Quốc tế với giá phải chăng vì bảo hiểm có liên kết với hơn 200 bệnh viện lớn nhỏ trong thành phố.
Tôi nghĩ đây sẽ là kế hoạch tiết kiệm tài chính thích hợp nhất dành cho Lan, và chắc chắn một người quản lý tài chính gia đình thông minh như nó sẽ rất hưởng ứng việc lập một quỹ dự trù cho những tình huống sức khỏe bất ngờ cho hai nhóc và gia đình. Tôi hy vọng sức khỏe của cả nhà Lan sẽ luôn tràn đầy qua mỗi giây mỗi khắc vì một người phụ nữ tuyệt vời như thế xứng đáng có được một gia đình cực kỳ trọn vẹn yêu thương và hạnh phúc.