Bậc sinh thành ai cũng muốn con cái có một tương lai sáng lạn, vì thế mà vô tình áp đặt những lối suy nghĩ chưa phù hợp và ngột ngạt lên con trẻ. Ngược lại, con trẻ cũng mong muốn một ngày nào đó, cha mẹ sẽ thấy được cảm xúc của chúng, trân trọng và nâng niu để nó có thể hạnh phúc thốt lên rằng: “Chẳng nơi đâu ấm áp bằng nhà”.
“Tại sao tháng này mày chỉ được học sinh khá vậy hả? Tao đóng tiền là để mày học sau này còn nuôi tao, chứ nhà này không chứa cái loại ngu dốt. Dẹp ngay cái đám bạn mà mày đang đàn đúm và học hành tháng sau cho tử tế vào!” – Bà Lan tức giận đập bàn khi đọc thấy bảng điểm của Linh có dấu hiệu giảm sút dần qua từng tháng.
Bà Lan – một công nhân viên chức nhà nước, có tính cách áp đặt và xem trọng thành tích. Linh là con gái lớn trong gia đình và được mẹ đặt kỳ vọng lớn nhất, vì thế ngay từ nhỏ đã được uốn nắn nghiêm khắc bởi những quy tắc do bà đưa ra. Chỉ cần tháng nào mà kết quả không đạt loại giỏi, tức thì cô sẽ bị ăn mắng một trận lên bờ xuống ruộng, thậm chí là cấm túc cả tuần.
Tháng này, Linh lại rớt học lực khá với số điểm trung bình 6,4 với lời phê lạnh lùng của cô giáo “không tập trung, lờ đờ trong giờ học và có thái độ chưa phù hợp với giáo viên”. Đây đã là tháng thứ hai kết quả học tập của em giảm sút không phanh. Cầm bảng điểm trên tay và run rẩy tự vấn bản thân trước khi đem bảng điểm về nhà và chịu mắng nhiếc, nhưng đáng tiếc Linh chẳng dám nói rằng em cảm thấy bế tắc vì quá áp lực bởi kỳ vọng của mẹ.
Bi kịch này thực ra đã xảy đến với Linh từ rất nhiều năm về trước, ngay từ khi cô bắt đầu vào tuổi đến trường, cô đã được mẹ “lập trình” cho một chương trình dành cho “siêu nhân”. Đi học chữ trước khi vào lớp 1, học tất cả các lớp năng khiếu nghệ thuật và dành ít nhất 2 giải vàng khi thi đấu, 2 tuần/ lần sẽ đi thăm bạn bè cùng mẹ để tạo mối quan hệ…. tất cả giá trị của cô bé Linh đều được mẹ đo đếm dựa trên con số và hạng huy chương mang về.
Niềm vui của một đứa bé mang suy nghĩ tò mò và khám phá với cuộc sống từ thuở ấy cứ thế tắt lịm vì những áp đặt của người lớn. Tuy bà biết Linh sẽ cảm thấy ngột ngạt với những gì bà tạo ra trong cuộc sống của con gái, nhưng vì mong muốn con có một tương lai đủ đầy hơn mình ngày trước, nên bà đành phải mặc một lớp mặt nạ của người mẹ nghiêm khắc.
Nhưng đôi khi tấm lòng người mẹ và con trẻ thật khó để chạm và thấu hiểu lẫn nhau, nhất là độ tuổi dậy thì – một độ tuổi có sự nổi loạn cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong một lần lên internet tìm cách giảm căng thẳng, cô thấy được một bài báo nói về việc dùng chất kích thích để tạo ra ảo giác, tạo ra “niềm vui” mà người hít mong muốn.
Liên hệ với đám bạn gần trường, Linh cuối cùng cũng trốn mẹ thử “tiên dược” và mau chóng chìm vào cơn mê. Trong cơn mê man, cô thấy mình có một cuộc sống thật khác, có một người mẹ yêu thương cô, không quan trọng điểm số học tập mà chỉ cần biết rằng mỗi ngày trôi qua cô có hạnh phúc vì những gì mình đã làm hay không. Mẹ “ảo” còn hay hôn và ôm cô mỗi tối trước khi đi ngủ nữa.
Thức tỉnh từ ảo ảnh ngắn ngủi, em bắt đầu tham lam muốn được chìm đắm nhiều hơn. Em bắt đầu trốn mẹ đi sớm về khuya nhiều hơn, thậm chí có ngày cô giáo báo tin cho bà rằng Linh đã nghỉ học không phép. Trong tận sâu của cô gái nổi loạn này, là một sự thiếu vắng tình thương đến mức đau lòng.
Mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm khi bà Lan phát hiện những tin nhắn không đứng đắn của Linh với một chàng trai qua mạng và cả ngày hẹn để “hít” chất tiên. Ngay khi đọc thấy những dòng hò hẹn thiếu tế nhị đó, bà Lan cố gắng giữ bình tĩnh nhưng cũng lao ngay vào phòng con gái kiểm tra.
“Mẹ, mẹ làm cái gì vậy, đây là phòng của con mà. Những đồ dùng cá nhân của con sao mẹ động vào cơ chứ. Tại sao mẹ cứ kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của con như vậy!” – Linh lấy tay giật lại thứ đồ mà bà Lan đang cầm trên tay, nước mắt chảy xuống vì sự xấu hổ và tủi thân.
“Bà ấy đã không cho mình một cuộc sống như mong muốn rồi vậy tại sao đến sự riêng tư tối thiểu mà mẹ cũng không cho cơ chứ. Hay lắm thế thì tôi đi, càng hay lại có không gian để bay th.u.ố.c rồi” – Linh nghĩ thầm.
“Bốp!” Tiếng bạt tay vang lên trong căn phòng im lặng vào một buổi chiều mưa.
“Mày im ngay, tao dạy mày làm những cái chuyện đáng xấu hổ này hả? Mày bao nhiêu tuổi đầu mà đã học cái thói mất dạy, mua B.C.S và cả thứ bột trắng này nữa. Tao có dạy mày như thế không? Mày không thấy con người mày dơ bẩn hay sao, mẹ cho mày ăn học nên người để rồi mày đối xử với cuộc đời mày và với mẹ và bố như vậy đây à?” – Bà Lan dùng hết sức lực của mình để lớn tiếng với Lan nhưng lòng bà như đứt đi từng đoạn.
Linh ôm chặt một bên má và nhìn mẹ trong sự ngạc nhiên đến tột cùng, từ nhỏ đến giờ dù mẹ có nghiêm khắc đến thế nào nhưng chưa bao giờ bà đánh cô. Uất ức, giận dữ, Linh một mực vùng đi và hét lên: “Mẹ, con xin lỗi mẹ, nếu đẻ con ra là một vết nhơ cho gia đình mình thì tốt nhất là con nên đi cho khuất mắt” – Linh đứng phắt dậy, xách cặp và lao thẳng ra khỏi nhà để bà Lan cứng đơ như tượng sáp trên nền gạch.
Ấy thế mà cũng được 3 tuần sau khi Linh bỏ nhà ra đi, bà Lan người gầy rộc đi chẳng còn sức sống. Chồng bà đi làm ở hải đảo, vài tháng mới về nhà nên Linh đi rồi, cả nhà chỉ còn bà Lan và đứa em Linh chưa lớn. Tất cả bỗng chốc quyện lại tạo thành một nốt trầm trong cuộc sống của gia đình Linh. Vì sự việc trầm trọng nên bà cũng không nói với ai, chỉ lẳng lặng tìm con một mình.
Thời gian qua, bà liên lạc khắp mọi nơi, như một người điên chỉ mong ngóng tin con trở về. Khi nghe ở đâu có tin Linh, bà đều sắp xếp chạy đến không màng xa xôi, nhằm bảo vệ những tia hy vọng mong manh cuối cùng đối với đứa con gái bà yêu thương và kỳ vọng. Nhiều đêm bà cầu nguyện rằng chỉ cần con trở về, bà sẽ hoàn toàn thay đổi.
Linh từ sau khi bỏ nhà đi cũng ở nhà bạn trai nhưng thực tế lại không như mộng tưởng, bạn trai cô quen là một người không có việc làm ổn định. Hắn ta khi hết “phiêu” lại hiện nguyên hình là một tên lười biếng, nóng tính và vũ phu. Không biết bao nhiêu lần Linh đã bị hắn đánh bầm dập khắp người, sưng tấy mắt mũi. Lúc ấy, cô thật nhớ mẹ biết bao.
Người ta hay nói “Mèo con khi đi lạc rồi cũng sẽ có ngày quay về”. Vào một đêm mưa gió, bà Lan nghe tiếng bấm chuông vang lên yếu ớt trong màn mưa. Bà nhìn ra thấy hình dáng một cô gái xách chiếc ba lô ướt đầm đứng trước cổng. Nước mắt hòa với nước mưa như tẩy trôi hết những hờn giận, uất ức giữa mẹ và con gái.
Sau lần ấy, Linh và mẹ đã đến bệnh viện khám tổng quát xem thời gian qua cô có bị ảnh hưởng gì bởi thuốc không. Tin vui là Linh chỉ bị suy nhược vì ăn uống thiếu chất nên chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ là có thể cải thiện. Lần khám bệnh này của Linh may mắn khi không tốn quá nhiều chi phí bởi vì trước đây mẹ có đóng bảo hiểm cho Linh hàng tháng để dự trù cho những sự kiện sức khỏe bất ngờ như thế này.
Vì có bảo hiểm nội ngoại trú Bảo Việt An Gia mà sức khỏe của Linh được hồi phục nhanh chóng vì được hưởng các dịch vụ y tế hiện đại nhưng giá cả lại rất hợp lý. Chỉ với chi phí 3000đ/ mỗi ngày và 5 phút gọi đăng ký, gia đinh đã có thể an tâm về tài chính sức khỏe. Từ lần mâu thuẫn với mẹ, Linh cảm thấy một bài học cực kỳ sâu sắc đó chính là thử thách khiến chúng ta trưởng thành nhưng nơi khiến tâm hồn ta vững chắc thì không nơi đâu bằng nhà.