Hạnh phúc đôi khi mong manh như sợi chỉ, trật một khắc là mọi thứ tan vỡ. Nhìn người con của mình thất vọng, tan nát vì gia đình ly tán, các đấng sinh thành thương cho con, thương cháu một mà tự trách bản thân mười.
Ông Trung Tuyển (Xuân Phương, Hà Nội) có hai đứa con, một trai tên Trung và một gái tên Hoa. Người con gái thì được yêu chiều, còn người con trai từ nhỏ đã được đặt quá nhiều kỳ vọng. Ông là quân nhân, sống quen với kỷ luật hà khắc nên ông luôn nuôi dạy con cái theo cách sống của bản thân, mong con cái rắn rỏi, ý chí hơn người. Ông hay nói với con: “Đàn ông mà không có ý chí thì vứt; đàn ông mà ủy mị yếu đuối thì vứt; đàn ông mà không có sự nghiệp thì vứt đi”.
Anh Đình Trung dù có học lực bình thường nhưng vì sợ bố mà luôn cố gắng học hành, tham gia đầy đủ các hoạt động trong lẫn ngoài trường vì anh biết bố luôn tự hào về anh, với những gì anh đang phải oằn mình thể hiện.
Lần đầu tiên dẫn bạn gái về nhà khi 28 tuổi, anh vô cùng hồi hộp. Thâm tâm anh hiểu ba khó tính thế nào nên anh đã nhiều lần khóa trái tim mình ngay vài lần tiếp xúc thấy đối phương không đạt tiêu chuẩn của bố mình. Nhưng người anh dẫn về lần này thì khác, cô mang lại cho anh bình yên trong tâm trí.
Vậy mà, chỉ tiếp xúc qua vài câu, ông Tuyển cho rằng cô ấy với anh không phù hợp. Khác với mọi lần, anh Trung quả quyết: “Từ nhỏ tới giờ, chuyện gì con cũng theo bố. Riêng chuyện này, xin bố cho được quyền lựa chọn”. Nghe anh nói vậy, ông vui ra mặt vì ông nhận ra con trai mình đã lớn, cũng biết bảo vệ tình yêu của mình.
Hai đứa con của ông Tuyển lần lượt lập gia đình và sống riêng. Nhà còn hai ông bà già, những tưởng đã đến ngày an nhàn vô lo tuổi già trước mặt nhưng biến cố lại ập đến như fcơn bão, nuốt chửng mọi thứ nó đi qua.
Sau tháng ngày mật ngọt đầu tiên của hôn nhân, vợ chồng anh Trung bắt đầu lục đục từ chuyện cái bát, đôi đũa đến chuyện sửa nhà, phụng dưỡng hai bên nội ngoại. Vợ anh phàn nàn chuyện anh gửi về nhà nội nhiều hơn nhà ngoại trong khi bố anh còn có lương hưu còn bố mẹ cô đều chỉ buôn bán chật vật.
Nghe được loáng thoáng chuyện vợ chồng không hòa thuận nhưng ông im lặng vì tôn trọng chuyện riêng của con. Ông đã từng thấy vợ chồng anh Trung không phù hợp nhưng vẫn tin rằng hai đứa sẽ biết cách tìm điểm chung.
Cho đến một ngày, trước mặt cả nhà, vợ Trung khóc lóc đòi ly hôn vì con trai ông đang có tình cảm với một người phụ nữ khác. Nhìn đứa con trai cúi gằm mặt không nói được một lời, ông biết con mình đã mắc sai lầm lớn rồi. Ông không thể mắng con như ngày nhỏ, cũng không thể khuyên con dâu tha thứ cho con trai mình. Những chuyện như thế này, vun vào hay bới ra đều không biết là sai hay đúng.
Đang có vợ mà đi ngoại tình là điều tồi tệ nhất mà thằng đàn ông làm. Ông dạy con trai đủ điều nhưng lại chưa dạy con về thủy chung. Vợ chồng anh Trung ly hôn, vợ ông Tuyển bỏ ăn mất mấy ngày. Cháu nội còn nhỏ nên tòa phân xử theo mẹ, ông sẽ ít gặp cháu hơn. Ngày bé cháu đã bị hen, một tay ông ôm, ông bế đưa vào viện. Nghĩ tới cảnh, cháu ho hắng mà chẳng còn ai chăm sóc, lòng ông lại nhói đau. Vì buồn, vợ ông bắt đầu nói những lời khó nghe với con trai.
Xưa giờ, chỉ có ông nghiêm khắc với con, còn vợ ông luôn chiều chuộng. Lần đầu tiên ông thấy vợ mình giận nhiều như thế. Trong suốt thời thơ ấu của con trai, ông không còn nhớ mình đã quát mắng, đánh con bao nhiêu lần nhưng lần này ông lại chẳng nói được lời nào. Vì ông hiểu người buồn nhất lúc này chính là con trai ông.
“Con vẫn còn yêu vợ con. Con không hiểu tại sao lại làm như vậy. Mọi chuyện chưa có gì to tát cả, con đã dứt hẳn rồi. Con thương thằng Na quá, thời tiết khó chịu thế này nó lên cơn hen vặn hết cả người. Khi con nhỏ, con rất sợ bố. Con luôn nghĩ mình sẽ không nghiêm khắc như bố, sẽ là một người cha tốt. Nhưng cuối cùng con lại là một người bố tồi”, anh Trung nói với bố trong nghẹn ngào.
“Bố một đời nghiêm khắc, cuối cùng con vẫn hư đấy thôi. Đừng tự dằn vặt mình nữa, sai cũng sai rồi. Điều quan trọng con học được gì từ sai lầm ấy”, ông nhẹ nhàng nói.
“Con tưởng bố sẽ mắng chửi con chứ”.
“Không, giờ bố chỉ sống cuộc đời của mình thôi. Cuộc đời con, con phải tự chịu trách nhiệm”.
Lần đầu tiên ông thấy người con trai luôn đĩnh đạc, hai vai run lên, bật khóc như một đứa trẻ. Ngày xưa, ông có đánh bao nhiêu, đứa con trai này không bao giờ khóc to. Chàng trai ba mươi tuổi sao bỗng nhiên lại trở nên nhỏ bé trong vòng tay ông đến thế. Ông tiếc đã không ôm con đủ nhiều, không dịu dàng với con đủ nhiều khi con còn nhỏ. Ông đã không cho con được trải nghiệm những sai lầm. Để bây giờ lần đầu tiên sai lầm, sai lầm lại quá lớn. Ông hối hận vì dạy con trai nhiều thứ, nhưng lại quên dạy con trai ông điều tồi tệ nhất trong cuộc đời này chính là khiến những người thân yêu thất vọng, tổn thương, để họ rời xa mình.
Ông lặng lẽ đặt trước mặt anh Trung một cái phong bì trắng, trong đó là hợp đồng bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú Bảo Việt An Gia mà ông đã âm thầm mua tặng cho bé Na. Ông Tuyển động viên con: “Bố tính tặng quà này cho thằng Na vào ngày sinh nhật nó, nhưng giờ bố nghĩ con nên tặng thay bố. Hãy sửa sai lầm của mình đi con. Giờ quan trọng nhất vẫn là chăm sóc thằng Na cho thật tốt, đừng để tâm lý nó xáo trộn nhiều”.
Ông nói thêm: “Giao mùa là thằng Na nó hay hen lắm, phải đưa nó vào viện nhiều. Có Bảo Việt An Gia, con đưa thằng Na đi khám ở những nơi tốt nhất cho bố, chi phí không đáng lo đâu con ơi, bảo hiểm chi trả phần lớn cho mình rồi”.
Nhìn ba với ánh mắt biết ơn, anh Trung vực dậy tinh thần. Ông Tuyển nhìn cái dáng gầy mòn của đứa con trai mà đau lòng. Nhưng ông hiểu, sau cú ngã này, con trai ông sẽ biết quý trọng hạnh phúc của mình hơn và biết đâu, nó sẽ tìm lại gia đình của mình lần nữa.