Thừa kế bảo hiểm nhân thọ – được hay không?
Bảo hiểm nhân thọ đã trở nên rất gần gũi với đời sống mỗi cá nhân. Chắc hẳn bạn đã nghe về bảo hiểm nhân thọ và các khái niệm như người thụ hưởng, người tham gia ít nhất một lần trong đời.
Nhưng còn người thừa kế bảo hiểm nhân thọ thì sao, bạn đã có được những thông tin nào rồi? Hãy cùng kiếm tra với Medplus để xem liệu bạn có hiểu đúng về khái niệm này không nhé!
1. Thế nào là thừa kế bảo hiểm nhân thọ?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo hiểm nhân thọ cũng được xem là một loại tài sản cá nhân và trong trường cả hai đối tượng là người mua và người được bảo hiểm qua đời thì nó sẽ trở thành di sản mà người mất để lại và được ghi vào danh sách thừa kế.
Dựa vào hai khái niệm trên, có thể hiểu thừa kế bảo hiểm nhân thọ là việc chuyển giao quyền sử dụng và ra quyết định với hợp đồng bảo hiểm cho người còn sống để tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm.
2. Các hình thức thừa kế bảo hiểm nhân thọ
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, có 2 hình thức thừa kế, cụ thể:
– Hình thức thừa kế theo di chúc: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
Với hình thức này, vào lúc ký kết hợp đồng bảo hiểm, hai bên gồm người tham gia và công ty bảo hiểm sẽ cùng lập bản di chúc để xác định rõ ai là người được thừa kế hợp đồng.
– Hình thức thừa kế theo pháp luật: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Trong trường hợp này thì việc xác định quyền thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật mà không có sự can thiệp của công ty bảo hiểm
Mặc dù vậy, quyền thừa kế bảo hiểm nhân thọ vẫn được ưu tiên xét duyệt từ hợp đồng bảo hiểm, tiếp đo mới tới di chúc và các hình thức khác.
3. Đối tượng nào sẽ được thừa kế bảo hiểm nhân thọ
Trường hợp 1: Khi người mua bảo hiểm qua đời
Khi người mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm thì nếu người mua tử vọng mà hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì người thừa kế hợp pháp của bên mua sẽ được thừa kế toàn bộ quyền hạn và nghĩa vụ liên quan.
Tuy nhiên, để được thừa kế thì người này phải hội đủ các điều kiện được quy định trong hợp đồng.
Trường hợp 2: Khi người được bảo hiểm qua đời
3.1. Trường hợp người thụ hưởng được xác định
Khi người được bảo hiểm qua đời thì số tiền bồi thường sẽ được trả cho người thừa kế hợp pháp. Và cách xác định đối tượng thừa kế đã được quy định rõ trong hợp đồng.
Nếu có từ 02 Người Thụ Hưởng trở lên, chỉ trừ trường hợp có văn bản khác chỉ định người được thụ hưởng và được công ty bảo hiểm thông qua thì người đó sẽ được nhận toàn bộ số tiền.
Còn trong các trường hợp khác thì quyền thụ hưởng sẽ được quy định như sau:
- Trong trường hợp tất cả người thụ hưởng còn sống: quyền lợi bảo hiểm tử vong sẽ được chia đều cho các người thụ hưởng.
- Trong trường hợp có bất kỳ người thụ hưởng nào đã tử vong/chấm dứt hoạt động đồng thời hoặc trước khi người được bảo hiểm tử vong, phần quyền lợi bảo hiểm của người thụ hưởng đó sẽ được chia đều cho những người thụ hưởng còn lại
3.2. Trường hợp không chỉ định người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm
Nếu trong hợp đồng không ghi rõ ai là người thụ hưởng hoặc những người thụ hưởng đều tử vong/chấm dứt hợp đồng thì việc phân chia sẽ như sau:
- Trong trường hợp người mua bảo hiểm là cá nhân: Công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho người mua bảo hiểm (hoặc người thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã tử vong).
- Trong trường hợp bên mua bảo hiểm là tổ chức: Công ty bảo hiểm chi trả cho người thừa kế hợp pháp của người được bảo hiểm.
4. Thủ tục thừa kế bảo hiểm nhân thọ
Thừa kế bảo hiểm nhân thọ được diễn ra khi người mua hoặc người được bảo hiểm qua đời. Do đó, các giấy tờ liên quan đến việc chứng thực tử vong nhằm nhận quyền thừa kế gồm có:
– Giấy chứng tử/ Trích lục khai tử của người được bảo hiểm do Chính quyền địa phương cung cấp (bản sao có chứng thực).
– Hộ khẩu xóa tử của người được bảo hiểm.
– Bộ hợp đồng bảo hiểm.
– Trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong do tai nạn, cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:
+ Biên bản kết luận điều tra nguyên nhân tử vong do cơ quan chính quyền có thẩm quyền lập.
+ Biên bản khám nghiệm tử thi do cơ quan chính quyền có thẩm quyền lập.
+ Các chứng từ y tế (Tóm tắt Bệnh án, Giấy ra viện, Đơn thuốc, Hóa đơn, bảng kê chi phí, quá trình điều trị sau khi bị Tai nạn do Bệnh viện cung cấp, nếu có.
– Nếu Người được bảo hiểm tử vong do bệnh, sẽ phải bổ sung các văn bản như:
+ Tóm tắt bệnh án/ giấy ra viện/ các chứng từ y tế cho tất cả lần khám và chữa bệnh ngoại trú/nội trú của người được bảo hiểm do cơ sở y tế đã điều trị cho người bệnh cung cấp.
Công ty bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng trong thời gian nhất định (tùy thuộc quy định của đơn vị bảo hiểm) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc thừa kế bảo hiểm nhân thọ. Nếu bạn gặp phải trường hợp này thì hãy tham khảo và liên hệ ngay với công ty bảo hiểm để giải quyết nhanh chóng và chính xác các thủ tục liên quan, không nên để lâu vì sẽ có thể xảy ra những tranh chấp hoặc rắc rối về giấy tờ.
Nếu bạn có thắc mắc thêm bất kỳ thông tin nào, vui lòng liên hệ Medplus tại đây để được hỗ trợ!
- So sánh 2 gói bảo hiểm sức khỏe: Bảo Việt An Gia và VBI Care
- Giới hạn tuổi trong bảo hiểm nhân thọ – Lợi ích của việc mua bảo hiểm nhân thọ ở các độ tuổi khác nhau [2022]
- 6 Điều cân nhắc khi mua bảo hiểm sức khỏe
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống quan trọng như thế nào?
- 4 yếu tố cần xem xét trước khi gia hạn bảo hiểm sức khỏe