Tiền bạc luôn là vấn đề đau đầu của các cặp đôi mới cưới. Nhiều người quan niệm rằng việc chia tiền sẽ làm tình cảm vợ chồng dễ rạn nứt. Điều đó có đúng không?
Lập gia đình năm 30 tuổi, ai cũng nghĩ chị Nguyễn Thị Mây sẽ có một cuộc sống gia đình hạnh phúc vì nhìn chị ai cũng khẳng định chị là người phụ nữ của gia đình, hết lòng lo cho chồng con. Nhưng hôn nhân vốn không phải màu hồng, thuở mới cưới nhau có nhiều bỡ ngỡ, hai anh chị chẳng biết nên làm thế nào để việc nhà chỉn chu.
“Đã nên vợ nên chồng thì của riêng cũng thành của chung. Vợ là người đảm đang, khéo léo hơn, tạo ra những bữa cơm ngon canh ngọt, bao chi phí nhà cửa, tiền quà nội ngoại thì vợ là người hiểu rõ hơn. Do đó chồng nên đưa cho vợ giữ tiền”, lời mẹ chỉ dạy trước khi về nhà chồng chị răm rắp làm theo.
Chồng chị cũng đồng ý rằng thu nhập của cả hai sẽ do chị nắm để quán xuyến mọi thứ trong nhà. Ngoài ra, chị tự mình nhận làm hết việc nhà như giặt giũ, dọn dẹp, nấu ăn, chăm con vì chị nghĩ đó là nghĩa vụ của một người mẹ, người vợ. Sáng chị dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho chồng, vội vàng đến chỗ làm. Trưa chị tranh thủ đi chợ để tối về kịp nấu bữa tối cho cả gia đình. Ăn xong chị lại lao vào dọn dẹp nhà cửa. Ngày mới cưới, chồng chị còn cố gắng về phụ chị rửa bát, phơi đồ để san sẻ cùng vợ.
Cuộc sống hai vợ chồng êm đềm trôi cho đến khi gia đình đón đứa con đầu lòng. Do không chuẩn bị từ trước, hai anh chị ngỡ ngàng khi chi phí sinh hoạt tăng vọt. Thấy chồng thường hay tiêu những khoản không cần thiết, chị dặn chồng hãy bớt những ly cà phê sáng, những cuộc vui bên bạn bè vì đó là khoản tiền không đáng và có thể giúp chúng ta tiết kiệm. Có lúc anh bàn với chị muốn đầu tư vào dự án đang phát triển, nhìn trong nhà còn nhiều thứ cần phải lo và chị cũng đang muốn mua chiếc ô tô để tiện di chuyển. Chị gạt phăng ý kiến của anh. Tiền do chính anh làm ra nhưng anh không được làm điều mình muốn, lâu dần anh cảm thấy chán nản, tình cảm dành cho vợ cũng nguội lạnh dần.
Mỗi tháng nhận lương về đưa cho vợ, chồng Mây chẳng màng gì đến việc phụ giúp chị việc nhà hay hóa đơn trong nhà tăng thế nào, nuôi con tốn bao nhiêu. Có thời gian rảnh anh lại nằm dài trên giường chơi game. Nhìn tất, quần áo của chồng vứt ở khắp nơi chị không khỏi thở dài ngao ngán.
Vừa chăm con, vừa đi làm, vừa lo việc nhà, chị đầu tắt mặt tối vẫn không hết việc. Chị tặc lưỡi cho qua những buổi yoga thư giãn, những món đồ trang sức, quần áo mới. “Nếu đi chơi với đồng nghiệp thì ở nhà ai chăm con, ai lo cơm tối cho chồng? Mua cái áo này thì tiền đâu mua sữa cho con? Đôi giày lần tới mua, giờ không gấp?”, chị tự nhủ với bản thân.
Dù chị Mây dành hết thời gian cho gia đình cũng không đủ. Chồng bắt đầu cằn nhằn nhiều hơn khi chị chưa kịp nấu bữa tối hay chưa kịp giặt chiếc áo anh cần mặc. Tình cảm cả hai nhạt dần khi thời gian trò chuyện hai vợ chồng ít đi. Đêm đến nằm trên giường mà chị cứ ngỡ khoảng cách với chồng thật xa. Chẳng còn những câu trò chuyện, chia sẻ, chẳng còn những lời yêu thương, thay vào đó chỉ toàn là cãi vã. Điều làm Mây buồn nhất đó là vào những ngày chị bận rộn ở công ty, nhờ chồng đón con nhưng anh lại tỏ vẻ khó chịu và cho rằng đó là trách nhiệm của vợ.
Dường như anh đang bực bội điều gì mà chị chẳng biết. Đi đến đâu anh cũng kể lể chuyện nộp lương cho vợ như bị o ép. Có một ngày trời đã tối muộn mà mãi chẳng thấy chồng về, chị thẫn thờ khi nghe tin báo từ bệnh viện rằng chồng chị bị tai nạn trong trạng thái say xỉn. Lo cho chồng nhưng cơn giận bùng lên khi tiền mà chị cố gắng tiết kiệm để mua ô tô bị thâm hụt khoản lớn. Vừa nhìn thấy chồng chị đã xả cơn giận dữ.
“Tôi đúng là nhục nhã khi lấy phải người vợ như cô. Đến ly cà phê sáng cho chồng mà cô còn tiếc, còn bắt thằng này ngửa tay xin tiền do chính nó làm ra.” – Chồng chị bực mình đáp lại chị.
Nghe lời này từ chồng chị như chết lặng, đã lâu lắm rồi Mây quá khắt khe với chồng, luôn bác bỏ ý kiến và thiếu đồng cảm với anh.
Sau đêm hôm đó, Mây nhận ra đã lâu rồi mình chưa lắng nghe chồng mình đang cần gì. Hai vợ chồng chị quyết định ngồi lại để chia sẻ vấn đề của nhau. Thì ra chồng chị không cảm nhận được sự tôn trọng từ vợ, còn chị thì lại muốn tiết kiệm cho gia đình nhưng chẳng thể tìm ra phương pháp hợp lý. Rút bài học từ sự cố của chồng, cả hai quyết định tìm đến giải pháp mua bảo hiểm sức khỏe nội trú, ngoại trú để được bảo vệ toàn diện và tránh thâm hụt chi phí khi có vấn đề sức khỏe phát sinh.
Bên cạnh đó, anh chị cũng lập lại kế hoạch lại tài chính. Cả hai ghi những khoản cần chi và lập những khoản tiết kiệm nhỏ để cùng thực hiện. Anh chị thống nhất tôn trọng sở thích cá nhân cũng không quên nhiệm vụ với gia đình. Hằng tháng anh chị sẽ cùng nhau đóng góp tiền để nuôi con và mua những thiết bị cần thiết cho gia đình, số còn lại sẽ bỏ vào tiết kiệm và tài khoản riêng.
Chẳng cần quan tâm đến chỉ trích của những người xa lạ, cặp đôi chia tiền bạc chẳng khác gì ngủ riêng giường. Cách làm của chị Mây khiến cuộc sống vợ chồng êm ấm hơn, đôi bên đều hạnh phúc vì đối phương tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng tổ ấm.