Tiền bạc chỉ nên phục vụ cho cuộc sống con người chứ không thể và không nên có chiều ngược lại. Nỗ lực làm giàu vươn lên là điều đúng đắn nhưng để tiền bạc chi phối mọi việc làm, “bán” cả sức khỏe và niềm vui giành lấy như chị Nguyễn Thị Chi lại là một câu chuyện buồn.

giá trị của đồng tiền lớn đến đâu

“Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược cũng không xong”, để mình bị theo dòng chảy của cuộc sống hối hả, đôi khi con người cân đo đong đếm tiền bạc hơn mọi thứ, chị Nguyễn Thị Chi – 30 tuổi trở thành nạn nhân của đồng tiền.

Sinh ra và lớn lên tại thôn nghèo nhất xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn một thôn bản nhỏ hẻo lánh ở vùng núi Tây Bắc, Chi cũng giống như bao đứa trẻ hàng xóm khác, mơ được học con chữ, được cắp sách tới trường. Nhà nuôi năm miệng ăn, bố mẹ Chi phải đi làm thuê đủ thứ trên huyện, tuổi thơ chị em Chi gần như bỏ học ở nhà chăm nhau hay xin phụ việc của những nhà khá giả hơn trong xã.

Căn nhà mỏng manh được ghép tạm từ những mảnh tôn đã cũ, gió thổi sẽ lung lay, mưa lớn sẽ nhỏ giọt. Nhưng len lỏi bên trong cái lạnh vẫn có hơi ấm, yêu thương của gia đình. Ngày cán bộ huyện xuống nhà vận động cho con em đi học, mắt ba chị em Chi sáng lung linh khi bố mẹ đồng ý để ba chị em quay lại trường. Trong suy nghĩ của cô bé 13 tuổi khi ấy, ước mơ đi học rồi lên thành phố kiếm tiền là con đường đổi đời duy nhất.

giấc mơ được đến trường của trẻ em khó khăn

Nhưng niềm vui ngắn ngủi chẳng được bao lâu, bố mẹ dù đi làm đủ thứ nghề nhưng cũng chẳng đủ nuôi sống 5 cái miệng ăn, chị chấp nhận nghỉ học đi bươn chải, phụ việc cho nhà khá giả hơn để nuôi hai đứa em được học đến nơi đến chốn.

Không có tiền, làm thuê làm mướn có bao giờ sướng. Lời chỉ trích, mắng nhiếc chẳng còn lạ lẫm gì với bố mẹ và chị. Có lúc Chi làm đúng nhưng người ta bảo sai, phận tôi tớ làm sao dám chấp nhặt mà cãi lại. Cái tự ti, mặc cảm nhà nghèo càng lớn dần khi chính họ hàng trong nhà cũng dè bỉu, khinh thường khi đến thăm nhà chị.

“Gớm! Cả nhà cô chú chui rút vào căn nhà này mà sống cũng hay đấy. Tôi thì chịu thôi! Ngôi nhà này còn thua nhà bà Khía lượm ve chai chỗ tôi sống”. Thím Hoa buông lời mỉa mai khi vừa chạm ngõ nhà tôi. Đây cũng không phải lần đầu thím tỏ thái độ như thế. Thậm chí có lần thím còn nặng lời hơn. Nhìn gương mặt bố mẹ ngại ngùng, tay chân cứ vướng víu chẳng biết để đâu khi nghe người ta nói thế, chị thương vô cùng. Chị tự hứa với lòng rằng mình phải giàu, phải thoát khỏi cái làng quê này để bố mẹ không còn bị sỉ nhục, có thể ngẩng mặt nhìn đời.

kẻ đầy tớ trung thành của đồng tiền

Đến năm 25 tuổi, chị quyết định rời bỏ quê nghèo mà lên Hà Nội lập nghiệp với hoài bão làm giàu đổi đời. Những ngày đầu, chị thấy người phố thị sao lạ quá, họ diện những bộ đồ thời trang, dùng những món trang sức cầu kỳ, nói những chuyện chị không thể hiểu.

Đây là những điều mà trước giờ chị chưa từng cảm nhận được. Chị ước mình cũng được như họ, được diện những bộ cánh sành điệu, một lần sống đầy đủ và tràn ngập năng lượng.

Không người thân, không bằng cấp, chị Chi được nhận vào rửa bát cho một quán cơm bình dân. Mong muốn kiếm được nhiều tiền, chị xin chủ quán cho chị được làm cả ngày. Thấy chị ham mê công việc và hiền lành, chủ quán đồng ý vì dù sao thuê 1 người vẫn tiết kiệm hơn 2.

Quán ăn mở cửa từ 6h sáng đến 11h đêm, đồng nghĩa với việc chị phải dậy đi làm từ sáng sớm và trở về nhà lúc đường vắng bóng người. Chị chẳng thấy mệt, từ bé chị đã quen với cảnh thức khuya dậy sớm, làm việc nặng nhọc. Nhận được lương tháng đầu chị vui sướng lắm. Nhưng tiền nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt ở chốn đô thị chẳng hề rẻ, chị còn phải gửi về cho bố mẹ một ít để xoay sở nuôi 2 đứa em nên chẳng để dành được bao nhiêu.

Làm được vài năm thì chị xin nghỉ việc. Một khách hàng quen của quán ăn khen chị hiền lành, nhanh nhẹn, đã nhận chị vào làm tại cửa hàng thời trang tương đối lớn nằm ở giữa lòng trung tâm, mức lương ở đây cũng cao hơn gấp 2 lần. Cũng nhờ chịu thương chịu khó làm việc, thật thà, tháo vát, Chi được cất nhắc lên chức quản lý giám sát cửa hàng sau 2 năm làm việc, khi đó chị vừa tròn 30.

cong viec ban ron khien ban quen di suc khoe khong co thoi gian ve tham gia dinh

Sự nghiệp ổn định, chị cũng đã có khoản tiết kiệm riêng và cuộc sống mà mình hằng mơ ước. Không có tháng nào mà chị quên gửi tiền về nhà cho bố mẹ và hai người em, chị muốn cho bố mẹ được sống đầy đủ, ăn những bữa cơm no, muốn hai em mình được mặc những bộ quần áo mới. Chị cũng chẳng còn e dè, tự ti trước những người đã từng khinh thường gia đình chị. Thím Hoa bây giờ gặp chị đều tỏ thái độ niềm nở, tay bắt mặt mừng. Chị cũng hãnh diện lắm.

Nhưng dường như càng đầy đủ, chị càng cảm thấy mệt mỏi. Là quản lý, làm việc từ sáng đến tối, chị luôn tất bật và hối hả xử lý công việc. Chị chẳng có đủ thời gian cho bản thân, đã lâu lắm rồi chị chưa được ăn một bữa sáng, uống một tách trà và đã lâu lắm rồi chị chẳng được trở về nhà, về thôn nhỏ ngày xưa, gặp bố mẹ, vui cười với hai em. Có những đêm chị bị mất ngủ, nằm trằn trọc suy nghĩ về tương lai, chị chẳng biết chị đang cố gắng kiếm tiền để làm gì.

Chỉ nghĩ tới việc làm giàu nhanh nhất, chị ra sức làm việc mà không quan tâm đến sức khỏe. Những khi trời trở lạnh, chị bị cơn đau lưng hành hạ vì từng ngồi quá nhiều để rửa chén, da tay chị cũng đầy vết sẹo lớn nhỏ vì sắp xếp hàng hóa. Mỗi khi cơn đau tái phát, chị phải xin nghỉ ở nhà để làm việc vì không thể đi lại. Nhưng sếp không chấp nhận lý do sức khỏe của chị. Việc nhập hàng, kiểm hàng, vấn đề cần phải có người giải quyết trực tiếp. Nếu sức khỏe chị không đảm bảo, sếp sẽ phải cân nhắc cho chị thôi việc.

Lê tấm thân nặng nề lên chiếc giường, không khí se lạnh càng làm chị cảm thấy lạc lõng. Bật chiếc radio nơi góc phòng, bản nhạc du dương phát lên. Đã lâu lắm rồi chị chẳng được nghe nhạc, đắm mình theo tiếng nhạc thì đài bỗng đổi chương trình. Một giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng cất lên.

giành thời gian làm việc mà quên đi sức khỏe có đáng không

Tiếng đài bỗng rè lên vài tiếng rồi im bặt, một nốt trầm lặng ngân dài bên trong tâm hồn chị. Tiếng đài cũng như chị, đã quá sức và sắp hư rồi. Chị đã quá bận tâm việc kiếm tiền, quá để ý đến lời nói của người khác mà quên mất đi bản thân chị cũng cần được lắng nghe, cần được hít thở để nạp lại đầy năng lượng. Song song việc kiếm tiền, chị quyết định dành thêm khoảng lặng cho đời mình.

người tài giỏi biết cách khiến đồng tiền phục tùng

Chị quyết định từ bỏ chức quản lý để đi tìm công việc mới được nghỉ những ngày cuối tuần. Thời gian đó chị đi dạo thành phố, ngồi bên quán cà phê ngắm nhìn dòng người tấp nập. Yên bình trong tâm hồn, chị cũng dần tìm ra được ý nghĩa cuộc sống của mình. Có những khoảng thời gian được nghỉ dài, chị dùng số tiền mình làm ra để chu du đó đây hoặc quay về bên ngôi nhà nhỏ để được ăn một bữa cơm ấm cúng bên bố mẹ, kể chuyện phiếm ngày xưa.

Trân quý từng khoảnh khắc hiện tại, thay vì dành thời gian để lo nghĩ quá nhiều vào tương lai. Chị lên kế hoạch dự trù, tham gia vào bảo hiểm sức khỏe để được an yên, chăm sóc toàn diện và yên tâm tận hưởng cuộc sống. Chị cũng đăng ký tham gia những khóa học yoga, những buổi dã ngoại tập thể, học thêm nhiều kỹ năng phát triển bản thân.

Gương mặt chị Chi bây giờ hoàn toàn khác, một làn gió tươi mới hiện diện ở chị. Trong cái bình lặng nơi tâm hồn, dành thời gian để tập thể dục, cơn đau của chị cũng giảm đi nhiều. Chị bây giờ vẫn lo cho cái ăn cái mặc, nhưng mọi thứ chẳng còn nặng nề như lúc trước. Mọi điều chị làm bây giờ điều thật nhẹ nhàng và tràn ngập cảm hứng.

Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307