Khoảng cách giữa hai thế hệ ngày một lớn do guồng quay cuộc sống, áp lực của thời đại. Những gì giới trẻ ngày nay coi là lạc hậu, cổ hủ, trật khỏi thời đại đã từng nuôi dưỡng người thân yêu họ. Và những điều lung linh của quá khứ đang dần biến mất khi không còn ai nhớ tới nữa.

ngay xua cua me

Tôi lớn lên trong những câu chuyện lung linh ngày xưa của mẹ. Mẹ tôi là con gái phố cổ, yểu điệu, thục nữ nhưng hay lam hay làm. Khác với bố tôi lớn lên ở ngoại thành, hai tay luôn bận rộn trồng hoa, nuôi heo, nấu rượu. Ngày bé, tôi thường nghe kể câu chuyện tình yêu đậm chất phim ảnh của bố mẹ tôi. Mẹ, người con gái phố cổ mặc áo lông Đức, đi xe đạp Phượng Hoàng sáng cả góc phố, lại chịu xắn quần chăm heo, nấu rượu với bố.

Ngày xưa của mẹ không có điện thoại di động, chẳng có internet hay điều hòa, bố mẹ chỉ hẹn hò nhau qua lời nhắn vội vã, nơi cuối phố dưới ánh đèn vàng ngóng chờ người tới. Tôi hay hỏi mẹ: “Con không hiểu ngày xưa mẹ và mọi người sống thế nào khi không có internet, máy tính, điều hòa hay điện thoại di động nhỉ?”. Mẹ chỉ cười nói: “Thế hệ mẹ hay thế hệ trước nữa có khi lại may mắn hơn bọn con. Người ta còn giữ được cảm giác bồn chồn khi sắp tới giờ hẹn, cảm giác ngóng trông một bóng hình quen thuộc đang rảo bước nhanh tới. Bạn bè gặp nhau mừng mừng tủi tủi chứ chẳng phải qua loa gọi vài câu nhanh chọn trên điện thoại như giờ”.

tuổi thơ cùng mẹ
Qua những tấm ảnh đen trắng hay màu cũ đã nhàu của mẹ, ngày bé tôi chẳng thể tưởng tượng sao ai cũng gầy nhẳng, bữa cơm chỉ có chén cơm trắng, rau và bát canh. Lễ Tết
mới có thêm đĩa thịt gà, cái bánh chưng. Đồ chơi tự làm lấy như đất sét, lá cây, que củi, thậm chí là mảnh vỏ chai, đồ chơi, sách truyện thì chia sẻ với nhau. Đến giờ, mẹ vẫn còn giữ cuốn Bỉ Vỏ của tác giả Nguyên Hồng. Chủ cuốn sách là cô Vân, bạn từ thời còn tắm mưa của mẹ.
Mỗi lần mẹ đi thăm cô Vân, tôi được đặc cách đưa đi cùng. Mà mẹ lạ lắm, mẹ dạy tôi là đi đến nhà ai đều phải lễ phép, không được đụng vào đồ đạc nhà người khác. Nhưng mẹ lại điềm nhiên mở lồng bàn ăn chén cơm đặt trên bàn của cô. Cô nháy mắt với tôi: “Ngày xưa ai cũng vậy đó con à”.
Gặp cô Vân là mẹ như lạc vào thế giới của ngày xưa. Mẹ và cô thao thao bất tuyệt kể đủ thứ mà không hết chuyện. Mẹ kể ngày xưa ít bị ốm, dù rằng hay ăn chung uống chung như bốn đứa uống chung 1 gáo nước. Nếu có ốm thì ông bà chữa bệnh cho bằng các loại thuốc rẻ tiền từ thầy lang hoặc trong nước sản xuất, hay là bằng các bài thuốc
dân gian.
Đôi khi câu chuyện trùng xuống khi cô Vân kể về gia đình mình. Thế hệ mẹ là thế hệ cuối cùng con cái luôn chỉ cúi đầu nghe lời bố mẹ. Cô Vân cũng vậy, ngậm ngùi gật đầu lấy một người mình chẳng yêu. Sống với nhau vì nghĩa cũng được 15 năm thì chồng cô bị bệnh qua đời, nhờ bảo hiểm để lại mà cô Vân cùng con cũng đủ sống qua ngày.
ngày nay của mẹ và con, mẹ nhé

Tôi hay thấy cô trộm nhìn qua tôi khi nhắc tới con mình. Con cô Vân hơn tôi 4 tuổi nhưng ít khi ở nhà. Anh này khi thì đi học thêm, lúc lại đi chơi với bạn, về nhà là lao đầu vào mâm cơm rồi lên phòng.

Sau này lớn lên tôi mới biết anh này còn hay cấm cản mẹ đi gặp gỡ bạn bè cũ. “Rách việc, bạn bè cũ gặp để làm gì, gặp có ra tiền không mà mẹ cứ đi suốt thế. Sống mãi với quá khứ thì chỉ có cạp đất mà ăn thôi”, anh ta hay trách mẹ mình khi về trễ nấu cơm tối.

Thế hệ mẹ, cũng là thế hệ đầu tiên biết lắng nghe con cái. Cô Vân và mẹ ít gặp nhau hẳn, thỉnh thoảng gọi điện thoại, facetime để xem mặt mũi nhau cho đỡ nhớ. Cô Vân khoe con trai mua nhiều quần áo, đồ dùng đắt tiền cho mẹ dùng. Anh con trai cô cũng hay chụp ảnh khoe cho mọi người biết mình là người con hiếu thảo như thế nào, nhưng đằng sau nụ cười ấy chưa chắc thật sự hạnh phúc.

Có hôm mẹ về với đôi mắt đỏ hoe, tôi vội vàng chạy ra ôm mẹ hỏi han. Nhưng mẹ chỉ im lặng không nói gì. Ngày hôm sau, anh con trai cô Vân chạy thẳng đến nhà tôi đập cửa đầy tức tối. Anh ta mắng nhiếc mẹ tôi đầu độc vào đầu óc cô Vân tư tưởng bỏ nhà đi. Mẹ tôi đợi anh ta bình tĩnh mới cất lời: “Mẹ cháu đi đâu, làm gì, cháu hay cô đều không quản được. Hãy để mẹ cháu bình tâm lại rồi tính tiếp”.

Ba tháng sau, mẹ gặp cô Vân trong trại dưỡng lão. Cô Vân tươi tỉnh và hoạt bát hơn khi còn ở nhà. Cô quyết định chọn ra ở đây cho có bạn có bè, thảnh thơi nghỉ ngơi và tránh khỏi áp lực từ con cháu. “Thế hệ mình giờ gọi là lạc hậu chị ạ. Mấy đứa cháu thì dán mắt vào điện thoại, TV. Mình nhắc nhở thì con dâu con trai nó vặc lại. Mình chăm con cho chúng nó mà cũng đâu được yên. Tuổi này rồi, em cũng chỉ muốn được yên ổn, không giúp được chúng nó thì thôi không vướng chân, em ra ở riêng”, cô Vân bùi ngùi kể lại.

Nghe mẹ kể chuyện cô Vân, tôi có gì đó nghẹn lại ở cổ họng. Mỗi thế hệ sẽ có một nỗi khổ riêng, giá mà có thể ngồi lại với nhau mà trò chuyện, sẻ chia. Mới tuần trước, mẹ tôi có đi viếng một người bạn qua đời vì bạo bệnh. Mẹ buồn một tuần liền không ăn uống được gì.

Mẹ nói thế hệ mẹ đang dần biến mất, một thế hệ không bao giờ đưa cuộc sống riêng tư lên Facebook, một thế hệ đã sống hết mình với thời cuộc và giờ nhường lại sân khấu cho lớp trẻ. Mẹ nói mẹ, cô Vân hay những người cha chú khác là những “phiên bản độc nhất”, sẽ sớm biến mất theo thời gian.

tâm sự cùng mẹ

Tôi ngúng nguẩy không chịu tin. Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh mẹ gõ đầu tôi khi phát hiện tôi lén đọc truyện tranh thay vì làm bài, mắng mỏ vì tội đi chơi về trễ hay khóc thầm khi biết tôi đỗ Đại học. Cho đến khi một hình ảnh khác thay thế tâm trí tôi, hình ảnh tóc mẹ bạc đi, da nhăn nheo, không còn khỏe mạnh để leo ba tầng lầu lau dọn như trước. Là khi ánh mắt mẹ nhìn những đứa trẻ trong xóm mà mong ngóng cháu đích tôn của mẹ. Tôi mới chịu tin mẹ đã già, sẽ một ngày ra đi bỏ tôi ở lại một mình.

Một tối, tôi đưa mẹ hợp đồng bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú của Bảo Việt An Gia cho mẹ xem. Đây là hợp đồng chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình, giúp bố mẹ thăm khám tại các cơ sở tốt nhất với chi phí hỗ trợ hợp lý. Với bảo hiểm Bảo Việt An Gia, tôi sẽ yên tâm hơn khi có thêm một người đồng hành bên mẹ. Ngày xưa đã là dĩ vãng, tôi muốn ngày nay tôi và mẹ sẽ tiếp tục bên nhau, cùng nhau tạo nên thật nhiều kỉ niệm.

Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307