Làn sóng xuất khẩu lao động đã cuốn theo hàng vạn người rời bỏ quê hương, gia đình, ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đổi đời. Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng, những đồng ngoại tự là những sự thật đắng lòng khi không vợ chồng lục đục kéo nhau ra tòa, con cái bơ vơ thiếu tình cảm gia đình.

tôi không muốn bố đi xuất khẩu lao động

Tôi còn nhớ khi 5 tuổi, nhà tôi nghèo nhất thị xã Sơn Tây, mẹ đi cấy mướn, bố thì đi chở vật liệu xây dựng trên huyện. Nhà không có tiền cho tôi đi lớp nên khi bố mẹ đi làm, tôi phải sang bà nội, đến tối mịt mới về.

Bố phải nhận thêm phụ hồ mới đủ tiền cho tôi đi học. Có tuần tôi chẳng thấy mặt bố vì bố đi dự án xa nhà. Không chịu nổi cuộc sống cơ cực và nhất là lo cho tương lai của tôi, bố bàn với mẹ sẽ đi xuất khẩu lao động, tích góp đủ vốn rồi về làm ăn. Mẹ không phản đối, chỉ thút thít mỗi khi chỉ có mình mẹ ở trong phòng.

Ngày bố bay sang Hàn Quốc, tôi mới 10 tuổi. Bố cười hiền xoa đầu tôi, dặn dò đủ thứ, ở nhà chăm sóc mẹ, cố gắng học giỏi để sau này về bố thưởng. Tôi từng mơ hồ nghĩ về một gia đình đầm ấm khi nhà có đủ cơm ăn, quần áo mới, bố mẹ có nhiều thời gian bên mình. Nhưng càng chờ, tôi chỉ thấy chuỗi ngày tăm tối đang đợi tôi phía trước.

Bố gửi tiền về đều đặn cho mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ cầm nhiều tiền như thế trên tay, đôi mắt mẹ sáng rực. Nhưng cũng vì thế tôi ít thấy mẹ ở nhà hơn xưa. Mẹ nghỉ đi cấy mướn, hay sang nhà bà Oanh hay quán nước của cô Thu để trò chuyện cả ngày. Thậm chí, có lần mẹ để tôi ở nhà bà nội cả tuần vì bận đi lễ ở xa với cô Yến cùng thôn.

bị bạn bè trêu chọc

Nhưng mọi chuyện ngày càng vượt xa những gì một đứa trẻ 11 tuổi có thể tưởng tượng. Thời gian đó, bố gom được số tiền lớn để xây nhà gửi về cho mẹ. Mẹ phấn khởi lắm, cũng gọi lại nhóm thợ bố quen tới để làm. Trong những lúc nghỉ giải lao, cánh thợ cứ bàn tán số này số nọ, ông này “suýt thắng”, bà kia “ăn dày”… rồi rủ rê mẹ vào cuộc. Họ nói mỗi tháng bố kiếm “đôi chục”, mẹ mà không chơi là kém.

Mới đầu mẹ nghĩ, một ngày bỏ ra vài chục nghìn, coi như tiêu thêm chai rượu, bao thuốc cho thợ làm nhà thì có thấm gì. Thi thoảng, mẹ trúng được vài “chấm”, nhưng rồi từ ngày theo “sát nút” mấy “con bạch thủ” đâm ra mê tợn. Dần dà, mẹ đánh “dây”, “nuôi số”… Nhiều lần “sát nút” khiến mẹ mê mẩn, tăng số tiền chơi với hy vọng ngày càng lớn. Thắm thoát, vài triệu, rồi vài chục triệu, rồi cả trăm triệu đồng nối nhau rơi vào “xoáy đề”.

“Ngôi nhà trong mơ” của bố tôi vẫn chỉ trong suy nghĩ, chỉ có hiện thực xuất hiện một người đàn ông lạ mặt hay đưa đón mẹ đi và về. Nhiều lần, tôi bắt gặp chú đó ở ngoài ngõ đưa mẹ về, thoáng thấy tôi, chú rụt tay lại, móc trong túi quần mấy cái kẹo đưa cho tôi.

Nhiều đêm nằm với bà, tôi ôm bà nội khẽ khóc. Mẹ đi với người khác, đến lớp thì nghe bạn bè trêu chọc là con của người bỏ xứ, bỏ về đi kiếm tiền. Bà vỗ vai tôi thủ thỉ: “Mày còn nhỏ, đừng nghĩ nhiều, cứ chăm chỉ học rồi đâu vào đấy. Mẹ mày là người hiền lành, hiểu chuyện rồi sẽ sớm quay về thôi”.

tôi chọn làm con của bố

Ngày biết tin bố về phép thăm nhà sau 2 năm đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, tôi vừa háo hức vừa buồn, vừa muốn bố về vừa không. Hơn chục người nhà ra đón bố từ đầu ngõ, cười nói, thăm hỏi tíu tít khiến bố không cầm được nước mắt. Bố gầy hơn ngày còn ở nhà rất nhiều, da sạm đi, khóe mắt đầy vết chân chim nhưng vẫn hiền từ, đôi tay chai sạn. Chắc hẳn bố đã chịu nhiều cực khổ khi đi làm xa nhà.

Khi bước chân vào cổng, bố chợt lặng đi. Trước mắt bố không phải là ngôi nhà cấp 4 cũ, cũng không phải là ngôi nhà cao tầng mà mẹ nói sẽ hoàn thiện trước khi bố về nước, mà là một nền móng nhà, chỉ phía tay phải có tường gạch xây thô, lợp mái tôn. Bố nén tiếng thở dài.

Bố không thể nghĩ đến, lại càng không thể tin được rằng, vợ mình, một nông dân được cho là “hiền nhất làng” lại nghiện nặng món… số đề. Bố về nước cả tháng nhưng mà bố mẹ vẫn mặt nặng mày nhẹ. Bố nhẫn nhịn vì tôi. Tôi biết bố nghe được điều tiếng về chuyện mẹ đi với người khác.

Có lần, khi tôi vừa đi học về tới cổng, tôi nghe tiếng bố truy hỏi mẹ sao dính vào cờ bạc.
Mẹ hét lên:
– “Ai ở nhà cho mà đi ăn sung mặc sướng”
– “Người có của, kẻ có công”…
Bố hỏi mẹ về người đàn ông hay qua lại khi bố đi vắng. Qua dòng nước mắt, đôi tai ù đi, tôi chỉ thấy mẹ chạy khỏi nhà bà nội. Thấy tôi đứng ngoài sân, mẹ bảo:
– “Mày ở lại với bố mày, tao đi”.

tôi chọn làm con của bố, yêu thương bố

Từ Hàn Quốc về nước, gặp đợt rét, cộng với “cái rét trong lòng” làm bố tê tái. Bố mới 35 tuổi mà như đã ngoài 50, càng lầm lỳ không nói. Một tuần sau, bố nói bố phải quay về Hàn Quốc thu xếp để quay về ở với bà nội và tôi. Bố khóc, hàng nước mắt lăn dài trên má, xoa đầu tôi

– “Bố có để lại chút tiền để bà và con sống. Bố đăng ký cho con gói bảo hiểm khám nội trú ngoại trú của Bảo Việt An Gia, cái đó giống như quỹ tiết kiệm để con sau này đi học Đại học. Yên tâm chờ bố về”.

Nhìn dáng gầy mòn của bố lọt thỏm trong cái áo khoác dày cộm lững thững đi trong gió rét, tôi chỉ mong mình lớn thật nhanh, kiếm thật nhiều tiền để bố khỏi khổ. Ngày trước, tôi từng mong giá như được quay lại, tôi xin bố đừng đi xuất khẩu lao động để tôi còn có bố, có mẹ. Gia đình nghèo chút nhưng còn ấm áp.

Nhưng giờ tôi chỉ nghĩ, nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn xin được làm con của bố!

tình yêu thương của bố là vô hạn
Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307