Vay ngân hàng là một cách phổ biến được nhiều người lựa chọn khi có kế hoạch đầu tư mà nguồn vốn eo hẹp. Tuy nhiên, hình thức này cũng tồn tại nhiều rủi ro nếu người đi vay không tìm hiểu kĩ.

uoc mo va thuc te

Ấp ủ giấc mơ phát triển thương hiệu chè hơn 10 năm của gia đình, Nguyễn Thùy Dương quyết định nghỉ công việc văn phòng và tập trung 100% thời gian cho mục tiêu ấy. Số vốn ban đầu chỉ có 30 triệu đồng, Thùy Dương tính vay từ mối quan hệ bạn bè, người thân thêm 30 triệu nữa để cải tạo mặt bằng, mở rộng diện tích cũng như thay đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu.

Nhà cô gái 30 tuổi ở ngay đầu một con ngõ trên đường Giải Phóng (Q. Thanh Xuân, Hà Nội), tận dụng lợi thế này, Thùy Dương tính mua thêm một phần nhà bên cạnh để gia tăng diện tích cũng như thu hút khách vãng lai. Nhưng bố mẹ Dương phản đối kịch liệt vì thời điểm đó trong gia không có đủ nguồn vốn dự trữ để làm và không muốn đi vay nợ.

“Mẹ mình vẫn muốn làm theo kiểu truyền thống, khách chỉ cần là hàng xóm, người dân xung quanh là đủ. Nhưng để phát triển thì cần phải làm nhiều hơn thế. Mâu thuẫn của hai mẹ con cũng xuất phát từ suy nghĩ khác của hai thế hệ như vậy”, Dương kể lại.

Tìm đủ mọi cách thuyết phục, bố mẹ Dương nhượng bộ và đưa sổ đỏ để con gái đi vay mượn đầu tư. Ngày đưa bố mẹ đến ngân hàng làm thủ tục vay, Dương đầy tự tin vào khả năng thành công và đảm bảo việc kinh doanh của gia đình sẽ phát triển rất nhanh.

vay mượn vốn đầu tư kinh doanh

Ba tháng đầu tiên, cửa hàng chè nhà Dương thay đổi nhanh chóng từ diện mạo cửa hàng, thực đơn cũng như cách làm thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến. Doanh thu cửa hàng cũng tăng nhẹ khi có nhiều khách hàng mới đến, đơn hàng từ các trang thương mại điện tử đổ về nhiều.

bạn phải làm chủ được đồng tiền của mình

Lúc này, mâu thuẫn cũng phát sinh nhiều hơn, đặc biệt trong cách ra món ăn và phục vụ khách hàng. Mẹ Dương vẫn giữ cách chia lượng nguyên liệu trong một ly chè như cũ. Trong khi Dương đang hướng tới quy trình cân đo bằng cân điện tử để siết lại chi phí cho thực phẩm. Hai mẹ con tranh cãi nảy lửa không ai chịu ai. Không những vậy, Dương yêu cầu thêm nhân viên tại cửa hàng để đảm bảo mọi khâu phục vụ chu đáo nhất nhưng mẹ kêu chỉ cần hai người là được.

Cho đến một ngày, nhận ra doanh thu cửa hàng ngày một đi xuống, không còn đủ trả lãi ngân hàng, Dương chạy đôn đáo khắp nơi để vay mượn người thân bù vào phần tiền lỗ. Vay chỗ nọ bù chỗ kia, thậm chí chấp nhận vay nóng, Dương hoang mang khi nghĩ tới viễn cảnh một ngày ngôi nhà thân yêu của mình bị siết nợ.

hãy là người vay mượn thông minh

Khi ngân hàng báo đã quá thời gian trả lãi, người siết nợ tìm đến đập phá quán, Dương mới thấy sức nặng của công việc kinh doanh không đơn giản như lúc ngồi nghĩ kế hoạch. Dương trốn qua nhà bạn ở, không dám nhìn bố mẹ.

Một buổi sáng, nhận được cuộc điện thoại của bố, Dương thảng thốt khi biết mọi khoản nợ đã được trả hết. Chạy vội về nhà, vẫn là quán chè ngày xưa mẹ đón Dương đi học về mới nụ cười hiền nhưng khuôn mặt bố mẹ bây giờ đầy phiền não.

Hóa ra mọi khoản nợ nần từ ngân hàng hay vay nóng cho cửa hàng, bố Dương đã đứng ra trả hết. Bố lấy uy tín đi vay bạn bè và nguồn chính, bố rút từ bảo hiểm khám nội trú ngoại trú bố đã tham gia từ lâu. Dương không biết bố mua bảo hiểm để phòng xa nếu sức khỏe đi xuống, khi trái nắng trở trời.

Động viên con gái, bố Dương nói chuyện kinh doanh muốn làm lớn phải có kế hoạch cực kỳ chi tiết, thậm chí cả về việc đi vay ngân hàng ra sao. Bố mẹ chấp nhận rủi ro để mang về một kinh nghiệm xương máu cho Dương, để cô gái có cái nhìn thực tế hơn và trưởng thành hơn.

gia đình là nơi yêu thương chúng ta vô điều kiện

Bố Dương chỉ ra ba điều mà Dương đã không đảm bảo được khi quyết định đi vay nợ. Thứ nhất, Dương không có nhiều uy tín để đi vay mượn người thân vì không xác định rõ ràng thời hạn trả được.

Thứ hai, dù lập kế hoạch chi tiết cụ thể nhưng Dương thiếu phương án trả nợ chi tiết cũng như cách tăng thu nhập để phòng ngừa rủi ro bất ngờ như lãi suất cho vay lên cao. Và cuối cùng, Dương chưa thật sự hiểu kỹ từng khoản vay ngân hàng, ngưỡng vay an toàn. Nắm trong tay khoản vốn nhỏ, Dương vay trên 60% kế hoạch, vượt ngưỡng vay an toàn với mức doanh thu của cửa hàng.

Thêm vào đó, Dương chọn ngân hàng có gói vay lãi suất thấp nhất. Nhưng lãi suất thấp luôn kéo theo nhiều điều kiện và chưa chắc đã an toàn. Nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến lãi suất ưu đãi trong thời hạn nhất định. Hết kỳ hạn, lãi suất sẽ “thả nổi”, thay đổi tùy theo biên độ và quy định của ngân hàng. Lãi suất tăng sẽ gia tăng áp lực trả nợ. Người đi vay có thể rơi vào tình cảnh trở tay không kịp khi lãi suất cho vay đột ngột tăng cao.

Trước khi ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng, Dương quá tự tin vào mình nên không nắm rõ những yêu cầu cụ thể từ hợp đồng vay vốn, từ đó bị nợ đè, rơi vào cảnh giật gấu vá vai.

Sau sóng gió, Dương chuyên tâm học hỏi kinh nghiệm kinh doanh từ những anh chị đi trước, nhận thức rõ điểm mạnh và điểm yếu của cửa hàng chè, thận trọng hơn trong việc đầu tư. Và Dương trích một khoản tiền nhỏ để mua gói bảo hiểm khám nội trú ngoại trú cho bố mẹ và cả bản thân mình. Đây là phương thức đầu tư an toàn cho sức khỏe và điểm tựa vững vàng trước những biến cố trong cuộc sống từ giải pháp bảo hiểm đã lấy được niềm tin từ Dương.

Sự thành công nằm ở việc bạn bước qua được những thất bại mà vẫn không mất đi sự quyết tâm
Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307