Cha mẹ bảo bọc con quá mức sẽ dẫn đến hệ lụy những đứa trẻ mãi không trưởng thành. Thay vì có đủ tự tin, kĩ nẵng giao tiếp và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, những đứa trẻ như những con búp bê đặt trong tủ kính, ngơ ngác khi vào đời.
Nhà ông Thành có hai đứa con đều học hành đỗ đạt cao, đặc biệt là Thanh Hà, cô con gái được ông hết mực yêu chiều. Là thầy giáo dạy trường nổi tiếng nhất ở Bạc Liêu, ông luôn hà khắc với con cái, chỉ cần tập trung học tập, còn những thứ giải trí khác, ông cấm tiệt.
Thương con học hành vất vả, ông và vợ cưng con hết lòng, thay nhau đưa đón con bất kể ngày mưa hay nắng. Về đến nhà, cơm nước một tay vợ ông lo sẵn, miễn là Hà chỉ việc ăn uống rồi lo học hành rồi nghỉ ngơi. Học cấp 3 nhưng cô chẳng có người bạn thân nào vì ông Thành cấm con gái giao du với những người học kém hơn mình. Hà được cho chơi với một người bạn gái gần nhà vì cô bạn gái đó cũng được bố mẹ cho phép chơi với Hà.
Ra trường, Hà được nhận vào công ty dược có tiếng ở Sài Gòn. Cô háo hức gọi điện về khoe ba. Trái với niềm vui của Hà, ông Thành tỏ ra thất vọng và động viện con tiếp tục học Thạc sĩ và trở thành bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy. “Cả họ nhà mình có mình con học hành tử tế nhất, con đừng nhìn gương mấy đứa con gái trong họ này mà theo. Con của ba là phải học cao, phải trở thành bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy”, ông Thành nài nỉ con.
Biết được mong ước cả đời của bố mình là thấy con làm bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy, Hà từ chối lời đề nghị hấp dẫn và xin vào làm ở bệnh viện Chợ Rẫy. Hà chuyển vào trọ ở nhà người quen vì ông rất tin tưởng chủ trọ ở đó. Nhìn cuộc sống mỹ mãn đã sắp đặt cho con gái, ông Thành cực kỳ mãn nguyện, đi đâu ông cũng khoe con gái làm bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy nổi tiếng.
Cả một tuổi thơ bị nuôi dạy như búp bê trong tủ kính, đẹp nhưng vô hại, Hà trở thành cô bé nhút nhát, không lấy nổi một người bạn dù đó là điều Hà khao khát. Ra ở riêng nhưng Hà hoàn toàn lạ lẫm với thế giới ngoài kia. Cô không biết gì về tình yêu, đời sống xã hội hay thậm chí chăm sóc bản thân.
Phòng trọ hầu như không dọn dẹp, sắp xếp ngăn nắp, quần áo thay ra để nguyên chỗ đó, giấy tờ vứt ngổn ngang mọi góc. Dù ở trọ chung với người quen, nhưng Hà chẳng bao giờ phụ dọn dẹp không gian chung. Hà cũng không có bạn bè, đồng nghiệp thân thiết nên mỗi ngày tan làm và cô đi thẳng về nhà, hoặc đi mua sắm một mình.
Ông Thành ưng con trai người quen đang làm chuyên viên kinh doanh vật liệu xây dựng ở thành phố. Ông kêu Hà đi gặp mặt để nói chuyện. Dù trong lòng không thích, cô vẫn chấp nhận gặp gỡ. Ngay trong buổi đầu, người đàn ông đó đã có hành động sàm sỡ cô gái. Phẫn nộ nhưng không biết phản kháng, Hà vừa chạy xe về nhà vừa khóc. Những ngày sau người đàn ông đó liên tục nhắn tin quấy rối, cô chỉ biết im lặng vì sợ ba cô biết.
Mọi thứ đột ngột thay đổi vào ngày Hà biết yêu. Được một người bạn giới thiệu, Hà cảm mến một anh chàng kiến trúc sư. Tuy mới quen 2 tuần, Hà đã chấp nhận lời yêu vì những cử chỉ chăm sóc, quan tâm và yêu chiều của anh. Hai người hiểu nhau như thể đã quen từ lâu và đồng điệu trong mọi suy nghĩ. Lần đầu tiên, Hà mơ về một gia đình nhỏ của riêng mình.
Ông Thành mua một căn hộ ở quận 5 để con gái về ở riêng, cũng là của hồi môn ông dành cho con. Ngày dọn về nhà mới, ông cùng vợ lên thăm con. Hai anh chị chuẩn bị chu đáo ra mắt bố mẹ Hà nhưng không hề biết được bi kịch đang đợi mình phía trước. Thay vì vui vẻ đón nhận người con rể ngoan, ông Thành không nói câu nào. Về đến nhà mới, ông bỗng mất kiểm soát, mắng xối xả vào mặt anh. Ông nói anh là người cơ hội, lừa con gái ông để cướp tài sản. Ông nói ba anh nghiện rượu, không biết chăm lo gia đình nên sau này anh cũng đối xử tệ bạc với con gái ông.
Anh ngỡ ngàng. Hà đứng chết trân nhìn ba mình mặt mày đỏ gay đay nghiến anh không thương tiếc. Sau lần đó, ông cấm Hà qua lại với anh. Nhiều lần van nài, ông Thành chẳng xoay chuyển. Anh động viên Hà cưới nhau trước rồi về xin ba mẹ nhưng Hà không vượt qua được việc cãi lại lời ba và chấp nhận chia tay anh dù lòng còn yêu anh nhiều.
Cô rơi vào trầm cảm vì tiếc nuối, day dứt những gì đã qua. Cả thể chất và tinh thần kiệt quệ, mất phương hướng, Hà xin nghỉ việc. Do lắp camera trong nhà, ông giáo Thành thấy con không đi làm, lập tức gọi điện trách mắng. Hà van xin: “Con xin ba hãy để cho con được sai, cho con được sống. Con không thể chịu đựng được nữa rồi”. Trước đó, việc ba lắp camera trong nhà không ảnh hưởng tới Hà nhưng giờ đây cô thấy mình như tù nhân trong chính căn hộ đang sống. Hà tắt camera, tắt mọi thiết bị điện tử trong nhà và khóc đến ngất đi.
Ông giáo Thành cầm điện thoại trên tay chết lặng. Người con gái ông đầy tự hào lại tuột dốc không phanh. Ông đâu làm gì sai ngoài chuyện yêu thương con hết mực. Ông gọi điện cho chú Sáu. Chưa kịp mở lời, chú Sáu đã nói thẳng: “Anh yêu thương con độc đoán như thế thì chẳng đứa nào chịu được đâu. Thằng Hai mang vợ con nó về ngoại cũng vì không chịu nổi tính khí của anh. Giờ đến con bé Hà nữa, anh thương nó thì hãy để nó tự quyết định cuộc đời của mình. Anh có biết nó rơi vào trầm cảm nhiều ngày nay rồi không”.
Ông không thể lên gặp con vì nghĩ Hà sẽ chẳng chịu gặp. Ông Thành hoang mang không biết chăm sóc con thế nào. Chú Sáu mách ông tìm hiểu về gói bảo hiểm thăm khám nội trú ngoại trú của Bảo Việt An Gia cho con gái cũng như cả gia đình. Nếu có đi thăm khám ở đâu trong danh sách bệnh viện thì Hà cũng sẽ nhận lại được chi phí, từ đó giảm bớt áp lực trong giai đoạn khó khăn này. Chú Sáu cũng sẽ qua gặp để động viên Hà.
Ngoài ra, thủ tục đăng ký trực tuyến đơn giản từ bảo hiểm Bảo Việt An Gia, ông giáo Thành không cần đến tận nơi. Giải pháp bảo hiểm sẽ là một nguồn dự phòng cho tương lai nếu Hà cần hay bảo toàn trước những sự kiện không may sắp tới.
Chú Sáu nói: “Yêu thương không phải bảo bọc con trong tủ kính. Con cái chúng nó cũng có suy nghĩ riêng, phải để chúng nó sai, tự lực đứng dậy, tự biết chăm sóc bản thân thì mới lớn được. Anh có sống để lo cho chúng nó đến khi già không”.
Ngày mai, ông sẽ gọi điện đăng ký giải pháp bảo hiểm khám nội trú ngoại trú của Bảo Việt An Gia cho con gái và gia đình. Đó là lời động viên ông có thể nói với con lúc này, và hy vọng cô con gái nhỏ của mình sẽ vượt qua được cảm xúc tiêu cực mà vươn lên. Sau này, ông quyết định sẽ không can dự vào cuộc sống của con nữa.
Dẫu biết rằng trong mắt ba mẹ, con cái vẫn còn bé bỏng, thơ ngây. Vì vậy, bất kể những quyết định lớn trong đời, gia đình luôn canh cánh nỗi lo con phạm sai lầm để từ đó tư vấn, lựa chon thay cho con. Nhưng có sai lầm thì con mới trưởng thành, mới biết đâu là điều tốt nhất cho bản thân. Hãy để cho con được lựa chọn theo cách nhìn riêng của chúng.