Bảo hiểm sức khỏe đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi gia đình, tuy vậy những sai lầm phổ biến về bảo hiểm sức khỏe vẫn còn tồn đọng trong nhận thức của các hộ gia đình bởi vì không ai giải thích cho họ một cách tường tận. Điều này đã dẫn đến việc hủy hợp đồng bảo hiểm hay chi phí bảo hiểm tăng cao khi mua các gói bảo hiểm sức khỏe cho gia đình.
Vì vậy, trong bài viết này, Medplus sẽ đề cập đến một số quan điểm sai lầm phổ biến để mọi người có một cái nhìn khách quan hơn về điều này.
4 quan niệm sai lầm phổ biến về bảo hiểm sức khỏe
1. Bảo hiểm sức khỏe chỉ dành cho bệnh nhân và người già
Sức khỏe là của tất cả mọi người. Mặc dù hầu hết những người trẻ và khỏe mạnh không hiểu rõ cách thức hoạt động của bảo hiểm sức khỏe nhưng thực tế, bảo hiểm sức khỏe thực sự rất cần thiết. Không ai có thể đoán trước được cuộc đời sẽ diễn ra như thế nào. Ngay cả khi bạn tự hào về sức khỏe của mình vào ngày hôm nay, nhưng điều này sẽ vô ích nếu bạn bị ốm hoặc gặp tai nạn vào ngày mai. Trong những trường hợp như vậy, việc không có bảo hiểm sức khỏe sẽ trở nên cực kì tốn kém đối với bạn.
Đầu tư vào bảo hiểm sức khỏe từ khi còn trẻ là một quyết định hết sức đúng đắn.
2. Bảo hiểm sức khỏe thai sản bao gồm mọi thứ tất cả mọi thứ liên quan đến thai kỳ
Đối với bất kỳ các chính sách bảo hiểm sức khỏe tiêu chuẩn nào thì bảo hiểm thai sản bao gồm cả chăm sóc trước khi sinh, sau khi sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số hợp đồng bảo hiểm sẽ chỉ định độ tuổi mà bảo hiểm sức khỏe không được phép chi trả nếu vượt quá độ tuổi quy định.
Tỉ lệ rủi ro khi mang thai sẽ cao hơn nếu mẹ bầu có thai ở độ tuổi hơn 40 tuổi và ở độ tuổi này sẽ không được bảo hiểm sức khỏe chi trả cho thai sản. Hơn nữa, một số loại thuốc như thuốc giảm đau, vitamin cũng sẽ không được bảo hiểm chi trả.
3. Bảo hiểm sức khỏe hoàn trả mọi chi phí
Một suy nghĩ sai lầm phổ biến về bảo hiểm sức khỏe khiến mọi người đắn đo, đó là: Trong khi hầu hết các bảo hiểm sức khỏe chi trả các chi phí sức khỏe cơ bản, nhưng vẫn có các trường hợp ngoại lệ.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua bảo hiểm sức khỏe, hãy đảm bảo bạn tìm hiểu kĩ các chính sách của gói bảo hiểm sức khỏe mà bạn đang quan tâm có đầy đủ các quyền lợi mà bạn mong muốn được hưởng.
Ví dụ:
Nếu bạn muốn thêm các phương pháp điều trị nha khoa vào chương trình bảo hiểm sức khỏe của mình, bạn phải tìm hiểu kĩ các điều khoản liên quan ở gói bảo hiểm mà bạn đang quan tâm. Hãy chắc chắn kiểm tra các lợi ích, điều kiện của gói bảo hiểm sức khỏe để hạn chế tình trạng khiếu nại không mong muốn xảy ra trong tương lai.
4. Không khai báo tình trạng bệnh khi đăng ký bảo hiểm sức khỏe
Một sai lầm phổ biến nhất về bảo hiểm sức khỏe mà mọi người thường che giấu đó là không khai báo đầy đủ tình trạng bệnh lý của bản thân tại thời điểm đăng ký tham gia bảo hiểm sức khỏe.
Người dân thường cảm thấy việc khai báo tình trạng sức khỏe sẽ dẫn đến việc phải xét nghiệm y tế hoặc họ phải chịu phí bảo hiểm cao hơn. Tuy vậy, trong trường hợp này, các công ty bảo hiểm có thể từ chối yêu cầu bồi thường hoặc hủy hợp đồng bảo hiểm nếu người được bảo hiểm bị phát hiện có tình trạng bệnh rủi ro từ trước. Chính vì vậy, một điều bắt buộc đó là người tham gia bảo hiểm sức khỏe bắt buộc phải khai báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của bản thân.
Đến đây, nếu bạn vẫn còn thắc mắc về chính sách, quyền lợi của bảo hiểm sức khỏe hoặc nếu bạn đang gặp vướng mắc về các điều khoản của gói bảo hiểm mà bạn đang quan tâm, đừng ngại để lại thông tin tại đây để được Medplus tư vấn miễn phí
Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân để họ không mắc phải các sai lầm phổ biến về bảo hiểm sức khỏe nhé!
Xem thêm
- (2022) Có nên mua bảo hiểm sức khỏe khi đã sở hữu bảo hiểm y tế không?
- “Cạm bẫy” của việc không mua bảo hiểm sức khỏe
- (2022) Lựa chọn bảo hiểm sức khỏe dài hạn và ngắn hạn
- [2022] Viêm màng não do lao mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] 3 Cách đơn giản nhất mua bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia ở Kon Tum
- [2022] Áp xe não do amíp mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] Bảo hiểm bệnh sốt xuất huyết trong bảo hiểm sức khỏe: những gì được bảo hiểm và không được bảo hiểm
- [2022] Bạn nên dành bao nhiêu phần trăm thu nhập cho bảo hiểm?