Mục đích lớn nhất của mọi người khi mua bảo hiểm là trong những trường hợp khẩn cấp được giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm để được trợ giúp tài chính. Tuy nhiên, nhiều người khi mua bảo hiểm vẫn chưa hiểu rõ về nguyên tắc khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Bài viết dưới đây của Medplus sẽ chia sẻ chi tiết về 2 nguyên tắc trong yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
1. Yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Yêu cầu bồi thường bảo hiểm là việc mà các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả các khoản tiền để bù đắp những thiệt hại và rủi ro không mong muốn mà người tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm đã thỏa thuận với bên kinh doanh bảo hiểm về vấn đề bồi thường bảo hiểm này.
Mỗi công ty cung cấp bảo hiểm sức khỏe cung cấp hai cách để nộp đơn yêu cầu bồi thường bảo hiểm:
- Giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm không dùng tiền mặt
- Giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Giải quyết yêu cầu bồi thường không dùng tiền mặt: Đây là cách đơn giản và thuận tiện nhất để giải quyết khiếu nại. Đối với hình thức thanh toán này, bên mua bảo hiểm cần phải nhập viện trong mạng lưới. Công ty bảo hiểm trực tiếp giải quyết khiếu nại thông qua quản trị viên bên thứ ba (TPA). TPA hoạt động như một trung gian giữa bệnh viện và công ty bảo hiểm.
Giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm: Theo quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm, người được bảo hiểm cần thanh toán hóa đơn viện phí và sau đó yêu cầu công ty bảo hiểm hoàn trả số tiền bằng cách cung cấp tất cả các tài liệu được yêu cầu và thực hiện các yêu cầu khác.
2. 2 nguyên tắc yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Nguyên tắc bồi thường được biết đến với tên tiếng anh là Indemnity và đồng thời cũng được biết đến là nguyên tắc cơ bản của luật bảo hiểm, do đó, thì pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng xác định rằng các chính sách bảo hiểm sẽ không đem lại lợi ích có giá trị lớn hơn so với những tổn thất mà người tham gia bảo hiểm phải chịu.
Các nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm chỉ ra rằng, đối với những người được bảo hiểm chỉ có quyền được nhận bồi thường đối với những tổn thất mà họ thực sự phải chịu.
Về bản chất thì nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm được quy định dưới góc độ pháp lý thì chỉ khi có tổn thất xảy ra đối với bên mua bảo hiểm đã giao kết hợp đồng bảo hiểm với bên bán bảo hiểm thì lúc đó doanh nghiệp bảo hiểm mới có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm, sao cho đảm bảo họ có được vị trí tài chính như trước khi tổn thất xảy ra.
Đặc trưng cơ bản của nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm được xác định chính là mức bồi thường phải bằng với mức thiệt hại trên thực tế, không lớn hơn và cũng không được phép nhỏ hơn. Theo như pháp luật quy định và những hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông thường thì chỉ khi hợp đồng bảo hiểm chấm dứt thì lúc này trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của bên kinh doanh bảo hiểm cũng theo đó chấm dứt.
Ngoài ra, pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành cũng có đưa ra các quy định trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong khoảng thời gian gia hạn đóng phí dựa trên những thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng, thì bên công ty bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm.
Đồng thời thì trong trong trường hợp này, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải đóng phí bảo hiểm đến khi hết thời gian gian hạn như trong hợp đồng bảo hiểm đã thỏa thuận.
Dựa trên quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành thì nguyên tắc được chia ra thành hai nguyên tắc khác biệt nhau hoàn toàn đó là: nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản và nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Thứ nhất, nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản thường được xác định bởi ba yếu tố đó là:
- Một là, khi có thiệt hại xảy ra, bồi thường phải được giải quyết theo giá trị thị trường hiện hành của tài sản, không vượt quá số tiền bảo hiểm.
- Hai là, giá trị thị thường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra sự kiện dẫn đến tổn thất và mức độ thiệt hại trên thực tế là căn cứ để xác định bồi thường trong quan hệ bảo hiểm tài sản.
- Ba là, mục đích của những quy định về nguyên tắc bồi thường là nhằm tạo căn cứ để xác định việc bồi thường. Đây cũng là căn cứ quan trọng nhất để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm.
Có các hình thức bồi thường của nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản đó là việc doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động sửa chữa tài sản bị thiệt hại hoặc thay thế tài sản bị thiệt hại bằng một tài sản khác tương đương hoặc là thực hiện việc trả tiền bồi thường cho nên mua bảo hiểm với giá trị không cao hơn giá trị tài sản mà bị hư hỏng.
Bên cạnh đó thì nguyên tắc yêu cầu bồi thường bảo hiểm về tài sản không phải lúc nào cũng được các bên thực hiện một cách suôn sẻ và đúng theo như quy định của pháp luật mà đối với những trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được pháp luật hiện hành quy định được thực hiện bằng tiền.
Để đảm bảo được quyền lợi của cả bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm trong trách nhiệm bồi thường thì trong trường hợp bồi thường theo hình thức thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc trả tiền bồi thường thì công ty bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại hoặc bồi thường toàn bộ dựa trên giá trị thị trường của tài sản. Mục đích chính nhằm gán trách nhiệm và khuyến khích người tham gia bảo hiểm có thể giữ gìn và bảo vệ tài sản.
Thứ hai, nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự và hoạt động yêu cầu bồi thường bảo hiểm của công ty bảo hiểm sẽ tiến hành trên nguyên tắc bồi thường đó là thanh toán tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm thông qua phương thức đã được quy định trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng bảo hiện đã thực hiện việc thỏa thuận trước đó.
Việc bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì số tiền bồi thường này bao gồm các khoản chi phí như: chi phí hợp đồng, phí và lệ phí hợp pháp của nguyên đơn,… được xác định là các chi phí có liên quan đến trách nhiệm dân sự do những thiệt hại, tổn thất gây ra cho bên thứ ba và tài sản của họ.
Đồng thời thì trong nguyên tắc bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi người thứ ba tiến hành yêu cầu người được bảo hiểm, bồi thường những thiệt hại do người đó gây ra cho người thứ ba, trong thời hạn bảo hiểm.
Đồng thời thì theo như quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành thì hình thức yêu cầu bồi thường bảo hiểm chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bồi thường bằng tiền.
Từ các nguyên tắc yêu cầu bồi thường bảo hiểm vừa nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng những nguyên tắc bồi thường này đều mang những ý nghĩa quan trọng nhất định và tương ứng phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm khác nhau thì sẽ có tính chất của nguyên tắc bồi thường là khác nhau.
Điều quan trọng nhất ở đây được xác định đó là mục đích của bảo hiểm và của nguyên tắc bồi thường là đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm về rủi ro tài chính, đảm bảo được bồi thường đúng mức tổn thất chứ không tạo ra nhằm tạo cơ hội cho những người khác trục lợi đối với ngân sách của bảo hiểm. Do đó, người được bảo hiểm phải được nhận đúng, không thể để họ có được lợi ích không hề có trước đó từ hoạt động mua bảo hiểm.
3. Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về 2 nguyên tắc yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Medplus hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc bảo đảm được quyền lợi của mình và yên tâm khi mua bảo hiểm.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY. Và đừng quên ghé thăm Blog hỏi đáp bảo hiểm của Medplus để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
- [2022] Bạn nên dành bao nhiêu phần trăm thu nhập cho bảo hiểm?
- [2022] Bảo hiểm sức khỏe toàn cầu là gì?
- [2022] Bệnh sỏi thận và cách giúp bạn ngăn ngừa
- [2022] Chi phí cho các cuộc điều trị tâm lý có được bảo hiểm sức khỏe chi trả không?
- [2022] Điều trị hiếm muộn có được bảo hiểm sức khỏe chi trả không?