Nhiều người thường có thói quen để lại đồ ăn không hết qua đêm vì tiếc rẻ nhưng ít người biết nếu không bảo quản đúng cách, thức ăn dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập gây biến đổi chất, dẫn đến ngộ độc, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ ung thư.

tiết kiệm đồ ăn thì có sao đâu

Sống một mình ở thành phố, Đức Anh (nhân viên văn phòng, 23 tuổi) học lối sống tiết kiệm khi tự nấu nướng tại nhà. Cuối tuần, anh sẽ tranh thủ sơ chế thực phẩm và bỏ vào hộp, đến bữa chỉ lấy ra nấu là xong. Vì sống một mình và nếp sinh hoạt của nhân viên tiếp thị kỹ thuật số đôi khi khiến anh không thể giữ được nề nếp quy củ như đã vạch sẵn.

Đến mùa chạy dự án, đêm nào Đức Anh cũng phải chong đèn theo dõi số liệu, cập nhật con số và nội dung. Không có nhiều thời gian chuẩn bị đồ ăn, anh nấu một lần nhiều hơn, để đến bữa lấy đồ đi hâm lại là có thể ăn được. Nồi thịt kho trứng Đức Anh ăn 5 ngày mới hết, cơm nguội để 1 tuần mới thay qua nồi mới, rau xanh cũng lưu trong tủ lạnh 2-3 ngày mới hết. “Những lúc vội công việc, chỉ cần cho thức ăn vào bát và quay lò vi sóng là nhanh và tiện. Chứ bình thường thì mình cũng cố gắng nấu gọn lại để không có nhiều thức ăn thừa trong tủ”, Đức Anh chia sẻ.

giữ lại thức ăn thừa có sao không

Cùng suy nghĩ với Đức Anh, vợ chồng trẻ Du – Vân cũng chọn cách sơ chế và nấu để dùng nhiều bữa nhằm giảm tải thời gian trong bếp. Công việc của Du làm cho công ty công nghệ, 19h mới tan làm. Vân cũng không thể về trước 18h. Hai vợ chồng trẻ có căn hộ chung cư cách chỗ làm hơn 30 phút chạy xe nên khi về tới nhà cũng phải 19h30. “Nếu có đồ ăn sẵn thì 20h là cả nhà ăn cơm, còn nếu phải nấu thì 21h mới bày biện xong mâm cơm. Nhiều khi đuối, mình còn gọi đồ ăn về, đồ ăn thừa cất lại để mai ăn tiếp chứ không đổ đi. Thức ăn cũng là tiền làm ra, ăn thêm 1 – 2 bữa cũng không không đến nỗi ngán”, Vân cho biết.

Không chỉ các bạn trẻ, ngay cả những người lớn tuổi cũng có thói quen lưu trữ đồ ăn qua đêm để sáng mai ăn tiếp. Họ quan niệm chiếc tủ lạnh “thần thánh” có thể bảo quản thực phẩm lâu ngày, thuận tiện cho những bữa cơm “thần tốc” lại còn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Lâu dần, thói quen nhét mọi thứ vào tủ lạnh dài ngày hơn, đồ để sâu bên trong nhiều ngày thậm chí chủ nhân không nhớ ra để ăn. Khi phát hiện còn chút trứng chiên, Đức Anh nhớ lần cuối ăn trứng chiên là hồi tuần trước, anh vẫn điềm nhiên mang bỏ vào lò vi sóng quay nóng để ăn tiếp.

Hai ba tháng, khi tủ lạnh bắt đầu bốc mùi lạ, Vân mới lôi đống hộp cất trữ trong tủ lạnh đi dọn, đôi khi bất ngờ vì phát hiện những món ăn từ lâu lắm rồi chưa từng ăn lại. Hành động này lặp lại nhiều tháng chỉ vì cô nghĩ chuyện đó chẳng ảnh hưởng gì.

dùng lại thức ăn qua đêm có nguy cơ bệnh tật

Cuộc sống có thể cứ thế tiếp diễn cho đến một ngày Đức Anh đột nhiên bị nôn ra máu 5 lần chỉ trong vòng 4 tiếng. Khi được người ở chung nhà trọ đưa tới viện, anh đã rơi vào tình trạng sốc, nguy hiểm tới tính mạng. Sau khi tỉnh lại, bác sĩ thông báo anh bị ngộ độc thực phẩm vì trứng vịt muối. Ban đầu anh bất ngờ vì anh chưa từng dị ứng với món này, nhưng trứng vịt muối anh ăn đã để qua 2 đêm trong tủ lạnh.

nguy cơ bệnh tật vì ăn đồ ăn qua đêm bỏ tủ lạnh

Hai vợ chồng Du – Vân cách đây 2 tháng từng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm, lên cơn đau vật vã. Du sớm bình phục nhưng Vân thì rơi vào tình trạng nguy kịch, các bác sĩ hết lòng cứu chữa thì cô mới bình phục. Nguyên nhân được làm rõ là do ăn súp rong biển, rau và dưa chua còn thừa từ đêm hôm trước, dẫn tới ngộ độc. Độc chất hypochlorite trong người hai vợ chồng có thể được phát hiện trong những món ăn để qua đêm 8 – 10 tiếng đồng hồ. Ngoài hypochlorite, thực phẩm để qua đêm thường sản sinh ra loạt chất gây ung thư như nitrit, nitrat dù hâm nóng lên cũng không thể loại bỏ được.

Cũng may đã tham gia bảo hiểm thăm khám nội ngoại trú từ sớm, hai vợ chồng Du – Vân được hỗ trợ chi phí nằm viện, chữa trị tại cơ sở uy tín nên khi ra viện, hai vợ chồng không bị áp lực tài chính mà chỉ chuyên tâm dưỡng bệnh, hồi phục sức khỏe. Họ cũng dần tập thói quen tiết kiệm thức ăn mới, nấu vừa đủ ăn và không lưu trữ các món ăn qua đêm.

Còn Đức Anh do chưa biết dự phòng cho những tình huống này, anh chạy vạy khắp nơi để lo chi trả viện phí trong khi sức khỏe không ổn định. “Tiền mất, tật mang”, anh phải mất gần 6 tháng mới hoàn trả hết tiền nợ cũng như thu xếp cuộc sống ổn định. Cũng như vợ chồng Du – Vân, Đức Anh cũng vạch ra những lưu ý trong việc ăn uống hàng ngày.

Không để thức ăn ở bên ngoài quá 2 giờ và đung nóng lại ít nhất 5 phút trước khi dùng. Anh cũng không sử dụng lại các món ăn để dành trong tủ lạnh quá 1-2 ngày. Đức Anh cũng tự nhắc nhở bản thân có một số loại thức ăn sẽ không để qua đêm như:

– Rau xanh: rau đã luộc không để dành lại qua đêm
– Trứng: tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào đều không nên để qua đêm. chất béo, chất đạm trong trứng dễ bị biến tính
– Nước trà xanh: trà xanh để lâu thường xỉn màu, vitamin C chống oxy hóa trong nước trà xanh sẽ bị phân hủy, chứa vi khuẩn, nấm gây hại
– Các loại nấm nấu chín: nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố
– Các món gỏi, nộm: các món không được nấu dễ xuất hiện các độc tố lạ
– Cá và hải sản các loại: các loại hải sản chứa nhiều chất đạm lạ, biến đổi gây nguy hiểm
cho sức khỏe
– Canh các loại: canh chứa nhiều gia vị, có thể gây ra phản ứng khiến cơ thể bị ngộ độc

xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Anh cũng lên kế hoạch dự phòng chi phí để tham gia bảo hiểm thăm khám nội trú của Bảo Việt An Gia giúp hỗ trợ tài chính nếu có tình huống phát sinh. “Với chi phí chỉ 3.000 đồng/ngày, được bảo lãnh tại gần 200 bệnh viện trên cả nước của Bảo Việt An Gia, tôi tự ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân và vững tin hơn nếu có tình huống bất ngờ xảy tới. Giờ tôi mới thấy ngay trong cuộc sống đời thường, có những thói quen tưởng chừng vô hại vậy mà lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, không thể coi thường được ”, Đức Anh nhận xét.

Footer Line@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307