Tài chính – một nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng cuộc sống đối với bất cứ cá nhân hay gia đình nào, đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế đang trên đà phục hồi sau dịch Covid 19. Hạnh phúc hôn nhân cũng phụ thuộc nhiều vào quỹ tài chính khỏe mạnh mà hai vợ chồng cùng nhau thu xếp, vun vén. Dù biết vậy, nhưng nhiều cặp vợ chồng vẫn đứng trên bờ vực ly tán chỉ vì quỹ chung – quỹ riêng.

gia đình lung lay vì tài chính thiếu cân bằng

Có rất nhiều câu chuyện thực tế gây ra sự mâu thuẫn này như chồng vẫn giữ thói quen chi tiêu “vung tay quá trán” lúc còn độc thân hay do vợ chồng có mỗi người một quỹ nên chẳng có ai nghĩ đến chuyện tiết kiệm, hoặc do chỉ mỗi vợ chăm lo cho con cái còn chồng thì mất biệt,…

Hậu quả của những vấn đề trên là vợ chồng thường xuyên rơi vào căng thẳng vì thiếu hụt tiền bạc, vợ chồng sinh nghi lẫn nhau. Chồng chì chiết vợ vì chẳng biết quản lý tiền, còn vợ thì mắng chồng tại sao không hiểu mình, cứ thử ở nhà quán xuyến bếp núc, con cái công việc thay vợ thử xem rồi sẽ hiểu,…

Vậy thì, cho dù câu chuyện có muôn hình vạn trạng như thế nào nhưng chung quy lại, những hiện trạng này làm dậy sóng lên một câu hỏi nhức nhối dành cho các cặp đôi rằng: Vậy thì nên làm thế nào để chi tiêu “vừa lòng anh” mà cũng phải “hợp ý em” để tránh việc vợ chồng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt?

kinh tế khó khăn dẫn đến hạnh phúc gia đình ảnh hưởng
hạnh phúc bị đe dọa vì quỹ chi tiêu

Câu chuyện của anh Dương và chị Huệ là một ví dụ chân thực về câu chuyện do quá thoải mái việc “hùn quỹ” với chồng mà dẫn đến việc suýt nữa anh chị ly hôn vì Dương chi tiêu quá tay. Vốn là người sống khá tiết kiệm nhưng mấy năm qua, gia đình chị Huệ vẫn không có dư. Nguyên nhân do chồng chị đi làm xa, có khi cả tháng mới về nhà một lần và hiếm khi phụ chị gánh vác kinh tế. Tất cả chi tiêu từ lớn đến nhỏ trong gia đình do một mình chị lo liệu.

Theo chị Huệ, trước đây, vì quá tin tưởng và muốn chồng thoải mái chuyện tiền bạc nên chị không yêu cầu chồng đóng góp nhiều. Chị Huệ bộc bạch: “Tôi nghĩ thu nhập của mình đủ trang trải cho gia đình, nên không quá khó khăn khi yêu cầu anh đóng góp quỹ chung. Vì sự dễ dãi của tôi, chồng đã tiêu hết số tiền lương vào những cuộc chè chén, mua sắm, thứ đắt tiền nhất một máy chơi điện tử cả chục triệu đồng, thâm hụt vào cả tiền đóng học cho con…”

Trong tháng mà anh chi tiêu quá mức cho những sở thích riêng, chị đã phải chạy vạy khắp nơi để đủ tiền thuê nhà và tiền học phí cho 2 đứa nhỏ. Khi cảm thấy quá mức chịu đựng, chị có đặt vấn đề với chồng nhưng chỉ nhận lại được câu nói vô tâm: “Em nhiều chuyện quá, bao lâu nay vợ chồng vẫn chi tiêu như vậy có gì xảy ra đâu. Hay là em hay săn đồ vớ vẩn ở siêu thị đâm ra hết tiền nên lại càu nhàu anh đưa thêm có phải không?”

Tuy nhiên, trong một lần anh vô tình thấy tờ giấy khám bệnh căng thẳng thần kinh của vợ, lòng anh chùn lại và lặng lẽ suy nghĩ về sự căng thẳng của họ thời gian vừa qua. Anh chia sẻ: “Lúc thấy đơn thuốc, tôi như chết lặng vì không nghĩ vợ có vấn đề về tinh thần nặng đến thế. Tôi bỗng cảm thấy mình là một người chồng và một người cha vô tâm khi gây cho vợ con nhiều điều lo lắng như vậy”.

Chi Huệ cho biết: “Anh có tâm sự với tôi về suy nghĩ của anh sau khi phát hiện tôi bị bệnh và hứa sẽ chăm sóc cho vợ con nhiều hơn. Hiện tại, vợ chồng tôi đều thống nhất có một quỹ chung, đầu mỗi tháng anh sẽ nói trước những đầu mục chi tiêu cần thiết của mình và một số quỹ anh muốn đầu tư, đến cuối tháng thì sẽ có sẵn 1 khoản nhỏ đưa tôi và 2 đứa nhỏ đi chơi để thư giãn đầu óc”.

kinh tế khó khăn dẫn đến những lần cải vã

Một câu chuyện khác là gia đình của anh Thái và chị Danh, một tiểu thương ở khu vực Chợ Bến Thành, đã gặp tình huống dở khóc dở cười khi tưởng mình đã lựa chọn cách quản lý văn minh nhưng lại khiến gia đình mãi ở trong cảnh nhà thuê. Tưởng chừng như sự thiếu thấu hiểu lẫn nhau trong chi tiêu sẽ khiến gia đình anh chị đổ vỡ nhưng may mắn cả hai cùng ngồi xuống tìm cách giải quyết.

Chị Danh chia sẻ: “Lúc mới cưới, vợ chồng tôi quy định với nhau rằng “tiền ai nấy xài”, không ràng buộc hay lệ thuộc nhau. Khi có con, mọi thứ cũng phân định rạch ròi. Chồng tôi lo cháu lớn, tôi lo cháu nhỏ; còn “cưa” đôi chi phí sinh hoạt gia đình; thậm chí chuyện đám tiệc, hiếu hỉ mỗi gia đình mỗi người tự lo…”. Khi cần mua sắm vật dụng giá trị trong nhà, vợ chồng chị Danh “hùn” nhau.

Theo anh Thái, vì quá rạch ròi chuyện tiền bạc nên không ai có trách nhiệm tích lũy. Thế nên sau hơn 10 năm chung sống, vợ chồng anh chưa tạo lập tài sản lớn, vẫn cảnh thuê trọ. Vì áp lực không đạt được mục tiêu sắm được cơ ngơi riêng sau 3 năm kết hôn, anh chị đã có trận cãi nhau to vì không ai chịu nhường ai vì cái lý riêng của mình.

Chị Danh cho biết: “Sau nhiều ngày suy nghĩ và bàn bạc, cuối cùng vợ chồng tôi quyết định, tuy “tiền ai nấy giữ” nhưng phải có khoản tiền góp chung để tích lũy xây nhà. Tôi quản lý số tiền này và thường xuyên ‘báo cáo’ với chồng”.

chung tay tính toán để cân đối chi tiêu

Nhiều người cho rằng, muốn cân đối chi tiêu gia đình, trước hết phải bắt nguồn từ việc tiết kiệm các khoản tiền nhỏ, dần dần đến những kế hoạch lớn hơn. Anh Thái chia sẻ: “Điều quan trọng là hướng các thành viên gia đình, nhất là ông xã chung tay tính toán, cân đối chi tiêu. Hằng tháng, các ông chồng có thể bàn giao lương cho vợ và chỉ bỏ túi một ít để giao thiệp bạn bè. Các bà vợ có trách nhiệm tính toán, cân đối chi xài và tích lũy lo tương lai con…”

Bên cạnh đó, có không ít gia đình lựa chọn các giải pháp lập kế hoạch tài chính với các quỹ bảo hiểm, nhất là đối với bảo hiểm dự trù an toàn sức khỏe cho cả nhà. Đối với họ, khoản chi tiêu lớn nhất ngoài tiền học cho con thì còn có chi phí khám bệnh, vì vậy khi tối ưu hóa được khoản tiền này thì mọi chi phí khác sẽ xem như “nhẹ gánh” cho phụ huynh.

Cả cặp vợ chồng của anh Dương, chị Huệ và anh Thái, chị Danh khi vượt qua những khó khăn trong quản lý chi tiêu đều đã lựa chọn bảo hiểm nội ngoại trú Bảo Việt An Gia để tối ưu hóa các khoản tiền của gia đình. Họ rất ưng ý chính sách bảo lãnh của bảo hiểm vì được bảo trợ lên tới gần 200 bệnh viện trên toàn quốc. Thủ tục đăng ký dễ dàng khi chỉ tốn 5 phút gọi điện và chi phí chỉ từ 3000đ/ngày.

tham gia bảo hiểm sức khỏe bảo việt an gia để quản lý chi tiêu tốt hơn
Asset 4@2x

Yêu cầu tư vấn miễn phí

Gói bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia phù hợp








    Hotline tư vấn: 1800 6307