Khi con làm mẹ, con mới thấu hiểu được những khó khăn mẹ vì con mà chịu đựng, nhẫn nhục và hy sinh. Trên bước đường trưởng thành, đã không ít lần con khiến bố mẹ phải rơi lệ vì những cuộc nổi loạn và sự bồng bột. Nhưng con cảm thấy mình thật may mắn vì cuối cùng con vẫn được nói rằng: “Chẳng nơi đâu ấm áp bằng nhà”
Thời gian ấy thế mà đã trôi qua thật nhanh, từ sau khi cả nhà Linh xảy ra biến cố đến nay đã hơn 4 năm. Khoảng thời gian qua đã có nước mắt, những giận hờn nhưng hơn hết gia đình Linh ai nấy đều có cho riêng mình một niềm vui. Họ hạnh phúc vì tất cả lỗi lầm đều là bài học khiến Linh và bố mẹ yêu thương và thấu hiểu nhau nhiều hơn.
Trải qua 4 năm đại học không ít khó khăn, Linh giờ đây đã trưởng thành, là một cô gái mang nhiều ước vọng về tương lai khi tốt nghiệp loại giỏi, khoa quản trị kinh doanh của trường đại học H. Điểm đến sau tốt nghiệp của cô may mắn là KPMG – một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.
Gia đình hạnh phúc, việc làm ổn định, tất cả đều là bước đệm hoàn hảo cho việc bắt đầu một cuộc sống mới. Đó là cuộc hôn nhân giữa Linh và Thông – người bạn thanh mai trúc mã hơn hai mươi năm. Sự viên mãn liên tiếp khiến ai nấy đều nghĩ rằng cuộc sống của họ không gì có thể hoàn hảo hơn nữa nhưng không ngờ đó lại là khoảng lặng trước cơn bão trầm cảm sau sinh của Linh.
Thông và Linh là đôi bạn thanh mai trúc mã và anh chàng rất được lòng bố mẹ cô vì dù còn trẻ nhưng phong thái chững chạc, biết chăm sóc người khác và khá vui tính. Nếu nói Linh tính tình sôi nổi và nóng bỏng như lửa thì Thông chính là phiến băng lạnh lùng, hai con người khác biệt nhưng lại phù hợp đến không ngờ. Cuộc tình đáng yêu của họ kết thúc bằng một lời cầu hôn dưới nến và một đám cưới nhỏ tại bãi biển, trước sự chứng kiến của những người thân yêu.
Tuyệt vời hơn nữa, cuộc sống hôn nhân 1 năm sau ngày cưới của họ “đơm hoa” khi chào đón cu Bom ra đời. Tuy Bom lọt lòng mẹ trong sự chúc phúc của gia đình, nhưng có vẻ cuộc sống bỉm sữa khiến cô gái trẻ gặp trục trặc trong việc thích nghi và cân bằng giữa thời gian làm mẹ và làm việc. Từ đây, nhiều câu chuyện bắt đầu xảy đến mà có lẽ cả cuộc đời Linh sau này khó có thể nào quên được đó là sự mâu thuẫn trên đã dẫn đến việc cô bị trầm cảm sau sinh.
Với những người mắc trầm cảm sau sinh, lo lắng luôn là một người bạn đồng hành. Có một số thời điểm đặc biệt trong ngày mà cơn lo lắng sẽ nổi dậy. Linh hay bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng mình không có đủ sữa cho con, lúc vào phòng “dành cho những bà mẹ” ở văn phòng để hút sữa, và trong cả lúc soạn thảo một email công việc. Hay có những đêm, khi cả hai vợ chồng đang say giấc nồng sau một ngày chiến đấu với tã sữa, thì con cứ quấy khóc cả đêm khiến họ mất ngủ.
Thông ban đầu vẫn chịu khó chăm sóc và hỏi han vợ nhưng dần dà bị con làm cho bực mình vì đi làm cả ngày nhưng dỗ mãi không nín. Lại còn vợ từ ngày sinh con lúc nào cũng khóc, không vì việc gì cũng khóc khiến anh ở công ty đàm phán hợp đồng quan trọng với đối tác mà 5 phút cứ phải kiểm tra điện thoại một lần. Mỗi ngày trôi qua, Thông như trở thành một con người khác, anh không còn mang cảm xúc cảm thông dành cho vợ.
“Sao từ ngày cô đẻ cứ trông sồ sề, béo mập như con heo ấy. Đầu tóc thì lúc nào cũng bù xù như mới chui ra từ đống rác. Với lại có mỗi chuyện chăm con thôi mà cứ để con quấy khóc suốt, lại còn làm phiền tôi ở công ty nữa chứ. Cô nằm xích qua bên kia đi, làm mẹ không được mà làm vợ cũng chẳng xong, đúng là đồ vô dụng” – Thông quát tháo Linh giữa đêm.
Dần dần, sự đảo lộn về nếp sinh hoạt khiến Linh xơ xác, bên cạnh đó, chồng không một lời hỏi han khiến cô đã nhạy cảm nay tâm lý còn dễ bị tổn thương và yếu đuối hơn. Tâm lý của cô dần bất ổn, cô bắt đầu khép kín bản thân và có những hành động không kiểm soát.
“Mẹ ơi, phải chi bây giờ có mẹ ở đây, con muốn được mẹ ôm vào lòng, giờ con làm mẹ, con mới thấu hiểu được những gian khổ và khó nhọc mẹ hy sinh vì con. Con nhớ mẹ quá nhưng chẳng dám mở lời nhờ mẹ lên chăm cháu vì không muốn làm mẹ lo. Con chỉ đành nói rằng con vẫn ổn nhưng thật sự không phải, con khổ quá mẹ ạ” – Linh lẩm bẩm nói chuyện với mình trong nước mắt.
Hành động nguy hiểm của trầm cảm là Linh hay bế con lên rồi thảy mạnh con xuống nệm, mặc kệ con quấy khóc hoặc để con nhịn sữa đến lúc lịm đi thì thôi. Nhưng sau khi làm điều đó, cô lại cảm thấy bản thân quá có lỗi với con nên lại chạy đến ôm con và xin lỗi trong nước mắt. Như một giọt nước tràn ly, đỉnh điểm của chuỗi ngày áp lực khi Linh có suy nghĩ muốn kết thúc mạng sống của con mình để chấm dứt chuỗi ngày đau khổtrong hiện thực.
“Phải rồi, nếu không có con cuộc đời mẹ sẽ không đau khổ như vậy. Bây giờ con đi với mẹ để kết thúc những khổ đau này con nhé!” – Nói đoạn Linh chạy tới siết tay lên cổ bé Bom, cô định cùng Bom biến mất khỏi những uất ức đang gánh chịu.
May mắn thay, vừa lúc cô định ra tay thì Thông về, thấy tình hình không ổn, anh giằng cô ra một bên và bế Bom đang khóc nức nở vì giật mình. “Em định làm gì con vậy hả? Anh không về kịp thì sẽ như thế nào đây, em muốn lấy đi niềm hạnh phúc duy nhất của chúng ta sao?” – Nói rồi anh đuổi cô ra phòng khách ngồi lấy lại bình tĩnh và gọi điện cho bà Lan đến để giúp cô lấy lại tinh thần.
Một ngày sau sự việc xảy ra, nghe tin con gái đang trong tình trạng hoảng loạn, bà Lan tức tốc sắp xếp mọi công việc ở quê và bắt chuyến xe sớm nhất lên thành phố. Đến trước của nhà, bà đã hồi hộp không biết con như thế nào nhưng khi mở cửa ra thì bà cũng không dám tin vào mắt mình. Trước mặt bà, Linh tóc tai không đồng đều, có lẽ cô đã cắt tóc vì đã quá căng thẳng trong thời gian qua.
“Sao con lại ra nông nỗi này. Con thế nào rồi, lần đầu làm mẹ mà khổ quá, vậy mà con nói con không sao mỗi lần mẹ điện lên khiến mẹ không lo lắng gì vì nghĩ con tự lo được. Ngày trước mẹ có bà ngoại phụ mẹ chăm con, bây giờ để mẹ phụ con chăm bé Bom nhé!” – Bà Lan ôm con, hai mẹ con giàn giụa nước mắt.
Thông cho con về nội vài ngày, đợi khi tâm tình của Linh ổn định lại thì anh lại bế con về nhà, vì dù sao con vẫn không thể nào rời sữa mẹ. Từ ngày có mẹ lên hỗ trợ Linh chăm Bom, cô như tìm về không khí lúc nhỏ, thời cô vẫn còn ở trong vòng tay được bố mẹ chăm sóc. Có mẹ đỡ đần, cô cũng làm chủ được cảm xúc của mình hơn và Bom được bà ngoại chăm dần không quấy khóc nhiều mà lúc nào cũng cười khúc khích.
Mỗi ngày Linh và bà Hạnh đều đặn đẩy xe đưa Bom đi dạo quanh chung cư để tận hưởng không khí trong lành. Cô cùng mẹ có những bài tập thể dục nhẹ nhàng và dạy Bom những đồ dùng xung quanh mà con thấy. Về nhà Linh thì cho bé bú sữa, còn mẹ cũng phụ cô nấu bữa trưa, cả hai mẹ con cứ thế mà hạnh phúc cả ngày. Trong ánh mắt cô tràn ngập sự biết ơn người phụ nữ đang ngồi trước mặt mình.
Thấm thoát thời gian, cu Bom cũng đã lên lớp một, nhìn lại khoảng thời gian vừa rồi Linh cũng không tưởng tượng được vợ chồng cô sẽ như thế nào nếu không có mẹ hỗ trợ. Vợ chồng cô sau khi nói chuyện với nhau cũng đã nhận ra những hạn chế của bản thân, họ hứa là sẽ mở lòng và đặt mình là đối phương đế thấu hiểu cho cảm xúc của nhau tốt hơn, và không còn ích kỷ như trước.
Sắp tới, hai vợ chồng dự định muốn gửi lời cám ơn mẹ nên sẽ nâng cấp gói bảo hiểm sức khỏe mà bà Lan và ông Hùng đang dùng như một món quà biếu tặng ông bà. Còn họ đang lên kế hoạch có một bé nữa để Bom có em cho vui cửa vui nhà. Lần này, sau khi đã rút kinh nghiệm, hai vợ chồng nghĩ bước hậu thai sản là quan trọng nhất vì khi nhận được sự chăm sóc y tế hiện đại và chu đáo, chắc chắn mẹ bầu sẽ hạn chế khả năng dẫn đến trầm cảm.
Sau một thời gian tìm hiểu sâu hơn về các gói bảo hiểm của Bảo Việt An Gia, Thông và Linh quyết định mở thêm gói bảo hiểm thai sản để chuẩn bị trước cho bé thứ hai. Với chính sách bảo lãnh gần 200 bệnh viện trên toàn quốc, với những dịch vụ thai sản chuyên nghiệp và chi phí chỉ từ 3000 đồng/ ngày, chắc chắn Bảo Việt An Gia sẽ đem đến niềm vui cho gia đình Linh khi bé con thứ hai chào đời.