Chỉ số xét nghiệm máu là kết quả của một xét nghiệm phổ biến và có thể đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau về sức khỏe của bạn bằng mẫu máu. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường sử dụng các xét nghiệm phân tích máu để sàng lọc hoặc theo dõi một số tình trạng sức khỏe và để chẩn đoán bệnh.

Nhưng nhiều người không hiểu về những chỉ số này phản ánh như thế nào đến sức khỏe của bản thân. Do đó, Medplus tổng hợp thông tin dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe của bản thân, cùng với đó là gợi ý cho bạn về gói bảo hiểm sức khỏe có cung cấp dịch vụ khám sức khỏe miễn phí hằng năm.

1. Tầm quan trọng của xét nghiệm máu

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu, hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của kiểm tra này.

  • Đánh giá sức khỏe tổng quát: Một trong những vấn đề quan trọng khi khám sức khỏe là xét nghiệm máu, nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe chung của bạn.
  • Chẩn đoán bệnh: Nếu bạn gặp các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chảy máu, bầm tím,… thì đây là những dấu hiệu của rối loạn máu. Để chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị phù hợp, bạn cần xét nghiệm máu.
  • Theo dõi tình trạng bệnh tật: Nếu bạn đang mắc những bệnh lý về máu thì việc xét nghiệm máu định kỳ rất quan trọng. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh dễ dàng hơn.
  • Đánh giá tác dụng thuốc: Trong quá trình dùng thuốc để điều trị, các tế bào máu hay thành phần máu có thể bị ảnh hưởng. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu nhằm thay thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe.

2. Phân loại các chỉ số xét nghiệm máu

Phân loại các chỉ số xét nghiệm máu
Phân loại các chỉ số xét nghiệm máu

Các chỉ số xét nghiệm máu thường được chia làm 4 loại:

Xét nghiệm tế bào máu:

  • Bạch cầu: WBC, LYM, MID, GRAN, MON, NEUT, EOS, BASO
  • Hồng cầu: RBC, HGB, HCT, MCV, MCH, HCHC, RDW
  • Tiểu cầu: PLT, MPV, PCT, PDW

Xét nghiệm hóa sinh máu:

  • Đường huyết: Glucose, HbA1C
  • Chức năng thận: Urea, Creatinine, eGFR, Acid Uric
  • Mỡ máu: Triglycerides, Cholesterol, HDL Cholesterol (HDL-C), LDL Cholesterol (LDL-C)
  • Chức năng gan: AST (GOT, SGOT), ALT (GPT, SGPT), GGT, ALP, Albumin, Bilirubin, Acid Uric

Xét nghiệm miễn dịch:

  • Viêm gan B: HbsAg
  • Viêm gan C: Anti-HCV

Xét nghiệm ion đồ:

  • Na+, K+, Cl-, Ca++

2. Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu (bao gồm tế bào máu, hóa sinh, miễn dịch, ion) là một xét nghiệm thường quy cung cấp các chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán bệnh. Không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm máu nhưng với chia sẻ dưới đây của Medplus bạn có thể hiểu được những chỉ số xét nghiệm máu nói lên tình trạng bệnh của bản thân như thế nào.

Bảng dưới đây nêu chi tiết các chỉ số xét nghiệm máu, ý nghĩa, giá trị bình thường và quan trọng nhất: giá trị tăng/giảm do bệnh lý gì gây ra.

Tên chỉ số Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm máu Giá trị bình thường Đơn vị Tăng Giảm
Chỉ số xét nghiệm máu: WBC White Blood Cell – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu 4.1 – 10.9 109/L Nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, u bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid,… Thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi ( HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,…
Chỉ số xét nghiệm máu: LYM# Lymphocyte – Bạch cầu Lympho, các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B. 0.6 – 4.1 109/L Nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận,… HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét,…
Chỉ số xét nghiệm máu: LYM% Lymphocyte – Bạch cầu Lympho, là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B. 10.0 – 58.5 % Nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận,… HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét,…
Chỉ số xét nghiệm máu: MON Monocyte – Bạch cầu mono, là bạch cầu đơn nhân, sau này sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả bạch cầu đa nhân trung tính. 4.0 – 8.0 % Nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,… Thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid,…
Chỉ số xét nghiệm máu: MID Tỷ lệ phần trăm của bạch cầu monocyte, bạch cầu hạt ưa bazơ và bạch cầu hạt ưa acid 0.1 – 1.8 kU/L Nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,… Thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid,…
Chỉ số xét nghiệm máu: MID% Tỷ lệ phần trăm của bạch cầu monocyte, bạch cầu hạt ưa bazơ và bạch cầu hạt ưa acid 0.1 – 24 % Nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,… Thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid,…
Chỉ số xét nghiệm máu: GRAN Số lượng bạch cầu hạt 2.0 – 7.8 kU/L Nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,… Thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid,…
Chỉ số xét nghiệm máu: GRAN% Tỷ lệ bạch cầu hạt 37.0 – 92.0 % Nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,… Thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid,…
Chỉ số xét nghiệm máu: NEUT Neutrophil – Bạch cầu trung tính, có chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và “ăn” các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này xâm nhập cơ thể. 60.0 – 66.0 % Nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp,… Thiếu máu bất sản, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng,…
Chỉ số xét nghiệm máu: EOS Eosinophils – Bạch cầu ái toan, có khả năng thực bào yếu. 0.1 – 7.0 % Nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng,… Sử dụng corticosteroid
Chỉ số xét nghiệm máu: BASO Basophils – Bạch cầu ái kiềm, có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng Bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu,…. Tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn,…
Chỉ số xét nghiệm máu: RBC Red Blood Cell – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu 3.8 – 6.0 1012/L Bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước,… Thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy,…
Chỉ số xét nghiệm máu: HGB Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu, là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. 12 – 18 (nam)
12 – 16 (nữ)
g/dL Mất nước, bệnh tim mạch, bỏng,… Thiếu máu, xuất huyết, tán huyết,…
Chỉ số xét nghiệm máu: HCT Hematocrit – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần 36 – 50 % Bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu,… Mất máu, thiếu máu, xuất huyết,…
Chỉ số xét nghiệm máu: MCV Mean corpuscular volume – Thể tích trung bình của một hồng cầu, tính bằng công thức: HCT chia số lượng hồng cầu 80 – 97 fL (femtoliter) Thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu,… Thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính,…
Chỉ số xét nghiệm máu: MCH Mean Corpuscular Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu, tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu 27 – 32 pg (picogram) Thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh,… Thiếu máu thiếu sắt,…
Chỉ số xét nghiệm máu: MCHC Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu, tính bằng cách lấy HBG chia HCT 31 – 36 g/dL Thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh,… Thiếu máu thiếu sắt,…
Chỉ số xét nghiệm máu: RDW Red Cell Distribution Width – Độ phân bố kích thước hồng cầu 11 – 15 %CV Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.
Chỉ số xét nghiệm máu: PLT Platelet Count – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu:
-Số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu
– Số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim
140 – 440 109/L Chấn thương, sau phẫu thuật cắt lá lách, viêm nhiễm, rối loạn tăng sinh tuỷ xương,… Suy tủy hoặc ức chế tuỷ xương, cường lách, ung thư di căn, hóa trị liệu, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh,…
Chỉ số xét nghiệm máu: MPV Mean Platelet Volume – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu 6.5 – 11.0 fL (femtoliter) Bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,… Thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…
Chỉ số xét nghiệm máu: PCT Procalcitonin – thông số được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các bệnh viêm do nhiễm khuẩn 0 – 9.99 % Nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, viêm toàn thân, tổn thương mô do chấn thương, phẫu thuật hoặc viêm phổi virus nghi ngờ có bội nhiễm viêm khuẩn,…
Chỉ số xét nghiệm máu: PDW Platelet Disrabution Width – Độ phân bố kích thước tiểu cầu 11 – 24, hoặc
6-18
10(GSD), hoặc
%
Bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,… Thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…
Chỉ số xét nghiệm máu: Glucose Xét nghiệm đường huyết 70 – 105 mg/dL Bệnh đái tháo đường Bệnh hạ đường huyết
Chỉ số xét nghiệm máu: HbA1C Xét nghiệm đường huyết 4.0 – 5.9 % Bệnh đái tháo đường Bệnh hạ đường huyết
Chỉ số xét nghiệm máu: Urea Ure máu là sản phẩm thoái hóa chính của các protein trong cơ thể và được lọc qua cầu thận để đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận, theo dõi các bệnh lý về thận cũng như đánh giá mức cung cấp protein của chế độ ăn. 10 – 50 mg/dL Bệnh lý thận như viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, suy tim sung huyết, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bỏng, xuất huyết tiêu hóa,… Chế độ ăn ít protein, truyền nhiều dịch, phụ nữ mang thai, hội chứng thận hư, suy giảm chức năng gan dẫn tới giảm tổng hợp ure,…
Chỉ số xét nghiệm máu: Creatinine Creatinin huyết thanh là sản phẩm đào thải của quá trình thoái hóa creatinin phosphat ở cơ và được lọc hoàn toàn qua các cầu thận, không được các ống thận tái hấp thu. Do đó giá trị của creatinin dùng để đánh giá chức năng thận. 0.6 – 1.4 mg/dL Bệnh lý suy thận, suy tim mất bù, gout, cường giáp, tăng huyết áp, đái tháo đường,… Phụ nữ có thai, teo cơ, liệt, sử dụng thuốc chống động kinh,…
Chỉ số xét nghiệm máu: eGFR Estimated Glomerular Filtration Rate – Độ lọc cầu thận ước tính, phản ảnh số lượng máu được lọc lọc bởi các quản cầu thận trong mỗi phút, cho biết mức độ thận lọc chất thải ra khỏi máu cũng như giúp xác định tình trạng tổn thương thận hiện có. >= 60 ml/p/1.73m2 >= 60: chức năng thận bình thường < 60: chức năng thận có vấn đề
Chỉ số xét nghiệm máu: Triglycerides Được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, người béo phì, lười vận động,… < 200 mg/dL Rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì, xơ gan, hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường,… Kém hấp thu, suy kiệt, cường giáp, sau hoạt động thể lực mạnh,…
Chỉ số xét nghiệm máu: Cholesterol Cholesterol toàn phần được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, đánh giá nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, đánh giá chức năng gan, người bệnh tăng huyết áp, người béo phì, hoặc khám sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi,… < 250 mg/dL Rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, vàng da tắc mật, suy giáp, hội chứng thận hư, tiền sản giật, có thai,… Cường giáp, suy gan, thiếu máu, suy dinh dưỡng,…
Chỉ số xét nghiệm máu: HDL Cholesterol (HDL-C) HDL-C có vai trò vận chuyển cholesterol lắng đọng ở thành mạch máu quay trở về gan, giúp ngăn ngừa quá trình tạo mảng xơ vữa, nhờ đó nó còn được gọi là Cholesterol tốt. 32 – 76 mg/dL Rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, vàng da tắc mật, suy giáp, hội chứng thận hư, tiền sản giật, có thai,… Xơ vữa động mạch, béo phì, hút thuốc lá, lười vận động,…
Chỉ số xét nghiệm máu: LDL Cholesterol (LDL-C) LDL-C vận chuyển cholesterol tới mạch máu và là tác nhân chính gây nên các mảng xơ vữa động mạch khi nồng độ LDL-C tăng lên trong máu. < 3.4 mmol/L Xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, béo phì,… Xơ gan, suy kiệt, kém hấp thu,…
Chỉ số xét nghiệm máu: AST (GOT, SGOT) AST bình thường được tìm thấy ở nhiều cơ quan như gan, tim, cơ, thận và não. Nó được phóng thích vào máu khi một trong các cơ quan này bị tổn thương. Ví dụ như nồng độ của nó sẽ tăng cao trong máu khi có nhồi máu cơ tim hoặc bệnh lý tổn thương cơ. Do vậy, men này không đặc hiệu cho tình trạng tổn thương gan. < 38 U/L – Tăng nhẹ <100 UI/L: viêm gan do virus cấp, xơ gan, di căn gan, viêm gan vùng mạn cũng có thể do tắc mật, gan nhiễm mỡ,…
– Tăng vừa <300 UI/L: viêm gan bởi uống quá nhiều rượu.
– Tăng cao >3000 UI/L: tế bào của gan bị hoại tử như kiểu viêm gan do virus cấp, do mạn tính, hay tổn thương phần gan vì thuốc, vì nhiễm độc chất, vì trụy mạch lâu,…
Chỉ số xét nghiệm máu: ALT (GPT, SGPT) Chỉ số men gan đặc hiệu, cảnh báo rõ nét những tổn thương ở gan do nằm chủ yếu trong bào tương ở gan (chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim). < 41 U/L – Tăng nhẹ <100 UI/L: viêm gan do virus cấp, xơ gan, di căn gan, viêm gan vùng mạn cũng có thể do tắc mật, gan nhiễm mỡ,…
– Tăng vừa <300 UI/L: viêm gan bởi uống quá nhiều rượu.
– Tăng cao >3000 UI/L: tế bào của gan bị hoại tử như kiểu viêm gan do virus cấp, do mạn tính, hay tổn thương phần gan vì thuốc, vì nhiễm độc chất, vì trụy mạch lâu,…
Chỉ số xét nghiệm máu: GGT Gamma Glutamyl Transferase – dùng để đánh giá các bệnh về gan 10 – 50 U/L Vàng da tắc mật, viêm gan cấp hoặc sốc gan, ung thư gan hoặc u gan, xơ gan, chết mô gan, sử dụng thuốc gây độc cho gan: Phenytoin, Phenobarbital, dùng bia rượu nồng độ cao trong thời gian dài, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ảnh hưởng đến chức năng gan, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khiến gan yếu đi, bệnh đái tháo đường, bệnh phổi, bệnh lý tuyến tụy, thiếu lưu lượng máu đến gan,…
Chỉ số xét nghiệm máu: ALP ALP còn gọi là phosphatase kiềm, hiện diện chủ yếu ở gan và xương. < 120 U/L Bệnh lý gan mật và bệnh về xương như rối loạn chuyển hoá xương, còi xương, nhuyễn xương, tắc ống mật, ung thư tiền liệt tuyến,…
Chỉ số xét nghiệm máu: Albumin Albumin là protein được tổng hợp ở gan và chiếm khoảng 60% tổng protein toàn phần trong huyết thanh. Chức năng của Albumin là tạo áp lực thẩm thấu, vận chuyển một số chất chuyển hóa, ion kim loại, bilirubin, acid béo tự do, hormon, thuốc… và cung cấp acid amin cho tổng hợp protein ở mô. 35 – 50 g/L
Chỉ số xét nghiệm máu: Bilirubin Bilirubin được dùng để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật. Có 3 trị số bilirubin gồm: Bilirubin toàn phần; Bilirubin trực tiếp; Bilirubin gián tiếp. Bilirubin toàn phần: <21 umol/L
Chỉ số xét nghiệm máu: Acid Uric Nồng độ acid uric máu, chẩn đoán các bệnh: gout, thận, gan,… 2.4 – 7.2 mg/dL Bệnh gout, béo phì, suy thận, suy tim, suy giáp, bệnh vẩy nến, tiền sản giật,… Thương tổn tế bào gan, bệnh Wilson, bệnh Fanconi, bệnh Hodgkin,…
Chỉ số xét nghiệm máu: HbsAg HbsAg (Hepatitis B surface antigen) là kháng nguyên bề mặt của virus gây bệnh viêm gan B. Âm tính (HbsAg -) Nếu HbsAg dương tính (HbsAg+), người bệnh có HbsAg trong máu có nghĩa là có virus HBV gây bệnh viêm gan B trong máu.
Chỉ số xét nghiệm máu: Anti-HCV Anti-HCV (Anti Hepatitis C Virus) là kháng thể do hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại virus HCV gây bệnh viêm gan C. Âm tính (Anti-HCV-) Nếu Anti-HCV dương tính (Anti-HCV+), người bệnh có Anti-HCV trong máu có nghĩa là có virus HCV gây bệnh viêm gan C trong máu.
Chỉ số xét nghiệm máu: Na+ Na+ (ion Natri) là cation chính của dịch ngoại bào, có tác dụng giữ nước. Khi thừa Na+ trong dịch ngoại bào thì nước được tái hấp thu nhiều ở thận. 135 – 145 mmol/L Cường aldosteron, dùng corticoid, mất nước,… Ứ dịch do suy tim, suy thận, xơ gan hoặc mất natri do nôn ói, xuất huyết, tiêu chảy, bỏng,…
Chỉ số xét nghiệm máu: K+ K+ (ion Kali) là chất điện giải của dịch nội bào. 3,5 – 5,0 mmol/L Suy thận hoặc do sử dụng các thuốc tăng giữ kali như thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc ức chế men chuyển,… Mất K+ qua đường tiêu hoá (tiêu chảy, ói mửa…), mất K+ qua đường tiểu, lượng K+ đưa vào cơ thể không đủ hoặc K+ từ ngoại bào vào nội bào.
Chỉ số xét nghiệm máu: Cl- Cl- (ion Clo) là một anion chủ yếu của dịch ngoại bào. Ion Cl- cùng với ion HCO3- có vai trò duy trì cân bằng kiềm-toan (bazơ-axit) trong cơ thể. Cl- còn có một số chức năng như tham gia duy trì áp lực thẩm thấu và cân bằng nước trong cơ thể, hoạt động như một thành phần của hệ đệm, duy trì tình trạng trung hòa về điện tích (bằng cách đối trọng với các cation như Na+ ) và góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa. 98 – 106 mmol/L Ăn mặn, toan chuyển hoá, suy thận cấp, shock phản vệ, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu,… Ăn nhạt, mất nước cấp gây nhiễm kiềm chuyển hoá, nôn kéo dài (hẹp môn vị), dùng thuốc lợi tiểu, tiêu chảy,…
Chỉ số xét nghiệm máu: Ca++ Ca++ (ion Canxi) là ion kim loại có nhiều nhất trong cơ thể, song chỉ có 0,5% tổng lượng ion này được trao đổi. Ca++ đóng vai trò quan trọng với tình trạng co cơ, chức năng tim, dẫn truyền các xung thần kinh và quá trình cầm máu của cơ thể. Ca++ khuếch tán được, nồng độ trong máu tăng khi nhiễm toan (axit) và giảm khi nhiễm kiềm (bazơ). 2,1 – 2,6 mmol/L Dùng nhiều vitamin D, cường cận giáp, nhiễm độc giáp, bệnh Paget,… Thiếu vitamin D, nhược cận giáp, bệnh thận nặng,…

4. Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ miễn phí

Sản phẩm Bảo Việt An Gia được thiết kế phù hợp với tất cả các đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ với nhiều hình thức tham gia linh hoạt. Khách hàng khi tham gia bảo hiểm sẽ được bảo vệ y tế một cách toàn diện và tận hưởng chất lượng dịch vụ y tế đẳng cấp nhất tại những bệnh viện hàng đầu Việt Nam.

Khám sức khỏe định kỳ với bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia
Khám sức khỏe định kỳ với bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia
  • Ưu điểm vượt trội của sản phẩm:
  • Quyền lợi bảo hiểm cơ bản lên đến 454 triệu đồng/người/năm
  • Không mất thời gian thu thập hồ sơ yêu cầu bồi thường và không phải thanh toán viện phí
  • Bồi thường nhanh, chính xác trong vòng 15 ngày làm việc
  • Dịch vụ bảo lãnh viện phí ưu việt 24/7 tại gần 90 bệnh viện chất lượng cao trên cả nước

Đối tượng bảo hiểm: Mọi công dân và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 15 ngày tuổi đến 65 tuổi.

Quyền lợi bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm Bảo Việt An Gia khách hàng có thể được hưởng những quyền lợi bảo hiểm như:

  • Điều trị nội trú do ốm bệnh, tai nạn
  • Điều trị ngoại trú do ốm bệnh, tai nạn
  • Bảo hiểm Tai nạn cá nhân
  • Bảo hiểm Sinh mạng cá nhân
  • Bảo hiểm Nha khoa
  • Bảo hiểm Thai sản

Phí bảo hiểm: Bảo hiểm Bảo Việt An gia đưa ra 5 chương trình bảo hiểm bao gồm: Đồng, bạc, vàng, bạch kim và kim cương. Tùy theo độ tuổi người tham gia bảo hiểm và tùy theo từng chương trình mà mức phí bảo hiểm sẽ khác nhau.

Đặc biệt, tại Medplus chúng tôi cung cấp cho bạn gói bảo hiểm sức khỏe BẢO VIỆT AN GIA với những phạm vi bảo hiểm phù hợp và chi phí hợp lý. Bạn có thể tìm hiểu thêm về gói bảo hiểm sức khỏe BẢO VIỆT AN GIA của chúng tôi cung cấp tại đây.

Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia mang đến quyền lợi toàn diện
Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia mang đến quyền lợi toàn diện

Hoặc bạn cũng có thể để lại thông tin tại form dưới đây để được tư vấn nhanh nhất từ đội ngũ nhân viên Medplus bạn nhé!








    5. Tạm kết

    Một lưu ý cho bạn trước khi xét nghiệm là không nên uống thuốc, nhịn ăn và sử dụng chất kích thích. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu là yếu tố rất quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế có hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, đạt chuẩn, đảm bảo kết quả cho ra chính xác.

    Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Medplus, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0931 338 854 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.

    Nguồn tham khảo

    Trả lời