Đau cơ khu trú là triệu chứng một nhóm cơ căng buốt hoặc co rút, thường gặp phải sau khi vận động quá mức. Còn đau cơ toàn thể hiếm gặp hơn, có nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc, ngộ độc hoặc là dấu hiệu của một bệnh thần kinh-cơ.
Đối với đau cơ sau vận động, bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau vài ngày. Nguyên nhân này có thể phòng tránh khi tập luyện và vận động vừa sức, khoa học.
Hãy cùng Medplus tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết ngày hôm nay nhé
Đau cơ là bệnh gì?
Cơ là mô mềm được cấu tạo bởi những sợi protein có khả năng co dãn ở cả hai chiều. Chức năng chính của cơ là duy trì và thay đổi tư thế vận động cũng như chuyển động của các cơ quan nội tạng.
Đau cơ còn hiểu đơn giản là đau nhức trong cơ. Bệnh liên quan đến một vùng nhỏ hay toàn bộ cơ thể với mức độ từ nhẹ đến nặng. Hầu hết những cơn đau thường hết sau một thời gian ngắn, một số trường hợp bệnh có thể tồn tại lâu hơn. Đau cơ có thể gặp ở bất cứ đâu trong cơ thể, gồm đau cơ bắp chân, đau cơ bắp tay, đau bắp chân, đau cơ đùi, cổ, lưng, thậm chí tay.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau cơ là gì?
Triệu chứng thường gặp của bệnh đau cơ là đau, căng và co rút. Cảm giác này có thể chỉ ở một cơ (đau cơ khu trú) hay lan rộng từ cơ này sang nhiều cơ khác (đau cơ toàn thể).
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Vết cắn của ve hay nghi ngờ là do ve gây ra;
- Đau cơ đặc biệt ở bắp chân, xảy ra khi tập thể dục và giảm khi nghỉ ngơi;
- Dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ đỏ hay sưng, xung quanh cơ đau;
- Đau cơ sau khi bạn bắt đầu dùng hoặc tăng liều thuốc (đặc biệt là statin và các thuốc khác dùng kiểm soát cholesterol máu).
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh đau cơ?
Có nhiều nguyên nhân gây mỏi cơ, đau cơ, bao gồm:
- Căng cơ ở một chỗ hay nhiều chỗ trên cơ thể, ví dụ căng cơ bắp chân;
- Dùng cơ quá sức trong khi vận động;
- Tổn thương cơ khi vận động thể thao hay trong công việc (bong gân hay căng cơ là hai tổn thương có thể gây đau cơ);
- Viêm cơ.
Những ai thường mắc bệnh đau cơ?
Hầu như bất cứ ai cũng đã từng mắc phải bệnh đau cơ. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ?
Nhiều tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ, ví dụ như chấn thương khi vận động, hệ thống cơ xương vận động quá mức thường ngày và tình trạng viêm nhiễm cơ.
Điều trị tình trạng đau cơ
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau cơ?
Nhiều kỹ thuật có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân cơn đau, gồm có khám lâm sàng, dùng công cụ đo mức độ đau và test hình ảnh. Những kỹ thuật chẩn đoán bao gồm:
- CT hoặc CAT scan;
- MRI (cộng hưởng từ);
- Chụp hình gian đốt sống;
- Tủy đồ;
- EMG, còn được gọi là điện cơ, là chẩn đoán để đánh giá sức khỏe của cơ và tế bào thần kinh cơ.
- Xạ hình xương.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đau cơ?
Bạn có thể điều trị bệnh đau cơ tại nhà. Một số phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
- Các loại thuốc: thuốc giảm đau, NSAIDS, thuốc làm tăng serotonin và norepinephrine (chất dẫn truyền thần kinh mà điều hòa việc ngủ, đau và chức năng miễn dịch) có thể dùng ở liều thấp;
- Liệu pháp vận động;
- Liệu pháp mát xa: thư giãn vùng cơ thể bị đau, chườm đá để giảm đau.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau cơ?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Co duỗi cơ trước và sau khi vận động;
- Bắt đầu với quá trình làm nóng hay thả lỏng trong bài tập của bạn;
- Uống đủ nước đặc biệt vào ngày bạn vận động nhiều;
- Tham gia tập luyện thể thao để thúc đẩy cơ bắp vận động tối ưu;
- Đứng dậy và thư giãn cơ thường xuyên nếu bạn làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều.
Đau cơ là triệu chứng thường gặp và có thể phòng tránh được. Khi mới bắt đầu tập luyện thể thao, bạn nên trao đổi với huấn luyện viên để lựa chọn những bài tập vừa sức và thực hiện đúng các động tác. Bạn cần tránh tập luyện quá sức để dẫn đến tai nạn thể thao như bong gân, đau cơ.
Đau cơ gây ra do thuốc hoặc ngộ độc không thường gặp, bạn hãy trao đổi kỹ với bác sĩ khi gặp bất cứ phản ứng phụ nào của thuốc. Và nếu chẳng may đau cơ xảy ra, bạn cần nghỉ ngơi và giảm cường độ vận động để giảm đau và cải thiện tổn thương.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm
- (2022) Có nên mua bảo hiểm sức khỏe khi đã sở hữu bảo hiểm y tế không?
- (2022) Lựa chọn bảo hiểm sức khỏe dài hạn và ngắn hạn
- [2022] Áp xe não do amíp mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] Viêm màng não do lao mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] 3 Cách đơn giản nhất mua bảo hiểm sức khoẻ Bảo Việt An Gia ở Kon Tum
- [2022] Viêm não virus do muỗi mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] Âm ngữ trị liệu là gì và có được bảo hiểm sức khỏe chi trả hay không?
- [2022] Bạn có nên tăng khoản khấu trừ trong hợp đồng bảo hiểm sức khỏe của mình?
- [2022] Bạn có nên mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo khi đã có bảo hiểm sức khỏe không?
- [2022] Bạn có nên chuyển đổi gói bảo hiểm sức khỏe của mình sau khi kết hôn
- [2022] Bạn có nên mua nhiều bảo hiểm nhân thọ không?
- [2022] Bạn dự định nghỉ việc để làm việc tự do? Hãy tìm hiểu về các gói bảo hiểm sức khỏe
- [2022] Bạn có thể mua được bảo hiểm Bảo Việt An Gia tại Yên Bái
- 4 kinh nghiệm “vàng” khi mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo [2023]
- [2022] Mua Bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia ở Trà Vinh bằng cách nào?
- 2 kinh nghiệm hàng đầu khi mua bảo hiểm cho gia đình
- Bảo hiểm tai nạn cá nhân cho shipper: Quyền lợi và mức phí [2023]
- Sự kiện bảo hiểm là gì? Vì sao người tham gia cần quan tâm [2022]