Sau ung thư da, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán ở phụ nữ tại Hoa Kỳ. Ung thư vú có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng nó phổ biến hơn nhiều ở phụ nữ. Theo thống kê của Globocan, số lượng ca ung thư vú mới trong năm 2018 ở Việt Nam là 15.229 ca, trong đó có 6.103 ca tử vong. Đây cũng là nguyên nhân đứng thứ 4 gây tử vong do ung thư.

Đừng trước tình hình nguy hiểm như hiện tại, chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu tối đa tình trạng này và ngăn ngừa ung thư vú từ sớm? Cùng Medplus tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết ngày hôm nay

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng các tế bào ở vú phát triển ngoài tầm kiểm soát. Thực tế, có rất nhiều loại ung thư vú, phụ thuộc vào tế bào nào trong vú phát triển thành ung thư.

Ung thư vú có thể hình thành từ các phần khác nhau trong vú. Bầu ngực được tạo thành từ ba thành phần chính: tiểu thùy, ống dẫn và mô liên kết. Tiểu thùy có các tuyến sản xuất sữa.

Ống dẫn giúp mang sữa đến nhũ hoa. Các mô liên kết (bao gồm mô sợi và mỡ) nằm bao quanh và giữ mọi thứ liên kết với nhau. Đa số bệnh ung thư vú bắt nguồn từ trong các ống dẫn hoặc ở tiểu thùy.

Ung thư vú có thể lan rộng ra bên ngoài thông qua mạch máu và mạch bạch huyết, khi đó gọi là di căn.

Dấu hiệu của ung thư vú là gì?

Nhìn chung, dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư vú là nhận thấy có sự xuất hiện một khối u nhỏ hoặc lớn ở vú. Chúng có thể gây ra đau đớn nhưng một vài người lại không thấy có cảm giác đau. Do đó, bạn cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu phát hiện có khối u mới hay cảm nhận được bất kỳ sự thay đổi bất thường nào.

dấu hiệu ung thư vú

Làm thế nào để nhận biết ung thư vú từ sớm?

Các triệu chứng khác của ung thư vú bao gồm:

  • Đau núm vú
  • Sưng vú (một phần hoặc toàn bộ vú, ngay khi cả bạn không cảm thấy có khối u)
  • Chảy dịch từ núm vú, trừ sữa mẹ
  • Đầu vú bị lõm vào trong
  • Núm vú hoặc da xung quanh bị đỏ hay dày lên
  • Da bị kích ứng hoặc lõm vào

Một vài triệu chứng trên có thể xuất hiện do một tình trạng bệnh khác ngoài ung thư vú. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy gặp bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân chính xác.

Ngoài ra, những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ ung thư vú cũng rất quan trọng. Bạn không thể kiểm soát các yếu tố về tiền sử gia đình hoặc giới tính nhưng thay đổi lối sống lành mạnh hơn có thể giảm nguy cơ bị ung thư vú, ngay cả khi bạn có khả năng phát triển bệnh cao. Hơn nữa, ung thư vú vẫn có thể xuất hiện ở những phụ nữ mà tiền sử gia đình chưa hề có người mắc bệnh này.

Nguyên nhân ung thư vú

Các bác sĩ biết rằng ung thư vú xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường. Các tế bào này phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và tiếp tục tích tụ, tạo thành một cục hoặc một khối. Các tế bào có thể lây lan (di căn) qua vú đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư vú thường bắt đầu từ các tế bào trong ống dẫn sữa (ung thư biểu mô ống dẫn sữa xâm lấn). Ung thư vú cũng có thể bắt đầu trong mô tuyến được gọi là tiểu thùy (ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn) hoặc trong các tế bào hoặc mô khác trong vú.

Các nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố nội tiết tố, lối sống và môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nhưng không rõ tại sao một số người không có yếu tố rủi ro lại phát triển ung thư, trong khi những người khác có yếu tố rủi ro lại không bao giờ mắc ung thư. Có khả năng ung thư vú là do sự tương tác phức tạp giữa cấu trúc di truyền và môi trường của bạn.

nguyên nhân gây ung thư vú

Tầm soát ung thư vú hằng ngày để chữa trị kịp thời.

Di truyền ung thư vú

Các bác sĩ ước tính rằng khoảng 5 đến 10 phần trăm bệnh ung thư vú có liên quan đến đột biến gen được truyền qua nhiều thế hệ trong một gia đình.

Một số gen đột biến di truyền có thể làm tăng khả năng ung thư vú đã được xác định. Nổi tiếng nhất là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2), cả hai đều làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc các bệnh ung thư khác, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để giúp xác định các đột biến cụ thể trong BRCA hoặc các gen khác đang được truyền qua gia đình bạn.

Cân nhắc yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến một cố vấn di truyền, người có thể xem lại tiền sử sức khỏe gia đình bạn. Một cố vấn di truyền cũng có thể thảo luận về những lợi ích, rủi ro và hạn chế của xét nghiệm di truyền để hỗ trợ bạn đưa ra quyết định chung.

Bạn nên làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư vú?

1. Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống không tốt có thể tác động xấu đến cơ thể, kể cả việc làm tăng nguy cơ ung thư vú. Chế độ ăn uống chịu trách nhiệm một phần, cho khoảng 30–40% tất cả các bệnh ung thư.

Ăn uống lành mạnh có khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, cũng như ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, tim và đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có nhiều rau, trái cây và cá như chế độ ăn Địa Trung Hải có khả năng giảm nguy cơ ung thư vú.

2. Tập thể dục thường xuyên

Lối sống thụ động, ít vận động thể chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Hãy luôn hoạt động tích cực và tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh hơn. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến khích một người trưởng thành nên dành ít nhất 150 phút để hoạt động với cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần, tốt nhất là duy trì cả tuần. Các hoạt động cũng không cần quá phức tạp. Bạn có thể đi bộ nhanh sau khi ăn trưa, khiêu vũ, đạp xe và làm các công việc nhà nói chung.

3. Ngủ đủ giấc

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa ngủ không đủ giấc với chất lượng cuộc sống kém. Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường, thậm chí là ung thư. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị mất ngủ kinh niên sẽ dễ dàng phát triển ung thư vú hơn.

4. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Phụ nữ thừa cân và béo phì (chỉ số BMI trên 25) có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ cố gắng duy trì một cân nặng khỏe mạnh, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Giảm cân có thể khó khăn hơn khi bạn lớn tuổi nhưng vẫn thực hiện được nếu thay đổi chế ăn và tập luyện thường xuyên. Nếu bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, hãy nói chuyện với bác sĩ để lên một kế hoạch an toàn và hợp lý.

5. Tránh hoặc hạn chế uống rượu, bia

Uống nhiều đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen và các hormon khác liên quan đến bệnh này. Ngoài ra, thức uống nhiều cồn có khả năng làm hỏng ADN trong các tế bào.

6. Bỏ hút thuốc lá

Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, trong đó có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trẻ hay tiền mãn kinh. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bao giờ thử nó. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm cách để hạn chế tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

tập sống lành mạnh để giảm ung thư vú

Tập thói quen sống lành mạnh để ngăn ngừa ung thư vú.

7. Giảm thiểu những chất độc xung quanh bạn

Những hóa chất được sử dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm và các sản phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày có thể góp phần vào sự phát triển ung thư. Chúng tác động lên estrogen và các hormone khác trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố.

Estrogen có thể tác động lên thụ thể khiến tế bào ung thư vú sinh trưởng và phát triển. Do đó, nhiều người đã hạn chế sử dụng những chất có hoạt động tương tự như estrogen. Đồng thời, giảm tiếp xúc với những nguồn gây ung thư như khói từ xăng xe, khí thải dầu diesel hay đốt cháy nhiên liệu khác.

8. Giảm bớt căng thẳng

Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm giảm chức năng của hệ miễn dịch và dẫn đến một số căn bệnh, trong đó có ung thư vú. Vậy nên, bạn hãy tìm nhiều cách để giải tỏa căng thẳng, áp lực trong cuộc sống để cải thiện tinh thần, đồng thời phòng ngừa ung thư vú phát triển.

9. Tránh tiếp xúc với bức xạ không cần thiết

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp (CT) sẽ sử dụng một liều cao tia bức xạ. Nếu bác sĩ yêu cầu chụp X-quang hay CT, hãy thông báo số lần bạn từng tiến hành các xét nghiệm này trước đây để họ đánh giá xem có nên tiến hành thêm hay không. Một số lựa chọn khác có thể thay thế là siêu âm hoặc chụp MRI, đều không liên quan đến bức xạ.

10. Kiểm tra định kỳ

Bạn nên thường xuyên quan sát và nếu phát hiện có những thay đổi bất thường ở ngực, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

  • Đối với phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú trung bình, nên thực hiện kiểm tra vú lâm sàng từ những năm 20 tuổi và đều đặn sau 1–3 năm, cho đến 30 tuổi.
  • Phụ nữ ở độ tuổi từ 40–44 có thể bắt đầu tầm soát ung thư vú hàng năm bằng cách chụp X-quang tuyến vú nếu muốn.
  • Bắt đầu ở độ tuổi 45, bạn nên tiến hành chụp X-quang vú hàng năm.
  • Sang tuổi 55, bạn có thể tiến hành kiểm tra 2 năm/lần.

Dù bắt đầu sàng lọc ung thư vú ở độ tuổi nào, bạn cũng cần phải nắm rõ những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn mà quá trình kiểm tra có thể mang lại.

11. Mua bảo hiểm

Bảo hiểm ung thư là gì ? Khi nào bạn nên mua ? Có nên mua bảo hiểm bệnh ung thư hay không ? Đó chính là các câu hỏi thường gặp đối với những người bắt đầu tìm hiểu về các gói bảo hiểm sức khoẻ

Bảo hiểm giúp bạn an tâm về bảo vệ sức khoẻ cũng như giảm thiểu áp lực tài chính đối với gia đình trong trường hợp bạn chữa trị hoặc điều trị ung thư , cụ thể là ung thư vú trong bài viết này.

Medplus liệt kê một vài lý do bạn bên mua bảo hiểm như sau :

  • Chi phí chữa trị và điều trị ung thư cao : Đây là một trong những lý do lớn gây áp lực nặng nề lên tài chính của gia đình, đặc biệt là những gia đình không có điều kiện vì chữa trị ung thư tốn rất nhiều tiền, bao gồm các chi phí như thuốc, xét nghiệm, phẫu thuật, phương pháp điều trị chuyên sâu và các chi phí khác.
  • Bảo vệ tài sản và tài chính cá nhân: Bảo hiểm ung thư có thể bảo vệ tài sản và tài chính cá nhân của bạn khỏi sự mất mát nghiêm trọng do chi phí chữa trị.
  • Đảm bảo tài chính cho gia đình: Nếu trong trường hợp xấu nhất bạn hoặc người thân mất đi do bệnh ung thư, bảo hiểm ung thư có thể đảm bảo tài chính cho gia đình bạn về sau
  • Phí duy trì bảo hiểm phù hợp túi tiền: Bảo hiểm ung thư không đòi hỏi bạn phải đóng phí quá cao. Bạn có thể tùy chỉnh gói bảo hiểm của mình để phù hợp với ngân sách của mình trong hạn mức cho phép

Tóm lại, tuân thủ một lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Không những thế, bạn còn dễ dàng cải thiện tình trạng bệnh và tăng cơ hội sống sau khi được chẩn đoán. Hãy thảo luận với bác sĩ về các phương pháp giúp làm giảm nguy cơ gây ung thư vú và tận dụng những lợi ích mà bảo hiểm sức khỏe có thể mang lại.

Để lại một bình luận