Bảo hiểm con người là một trong những gói dịch vụ thường được nhắc đến. Cũng như các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm con người dùng để dự phòng tài chính cho người được bảo hiểm khi chẳng may gặp tai nạn, thương tật.

Vậy bảo hiểm con người là gì? Bài viết sau đây Medplus sẽ cung cấp thông tin, những đặc điểm và quy định về sản phẩm bảo hiểm con người đến bạn.

Bảo hiểm con người là gì?

Bảo hiểm con người
Bảo hiểm con người áp dụng cho các đối tượng tuổi thọ, tính mạng, hưu trí

Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm có mục đích chi trả những khoản tiền đã thỏa thuận trước cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm. Những rủi ro này là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tử vong, tuổi già và những bấp bênh khác về tuổi thọ con người.

Bảo hiểm con người là một hợp đồng bảo hiểm chỉ áp dụng cho tuổi thọ, tính mạng, hưu trí, tai nạn và sức khỏe của con người.

Khi những sự kiện này xảy ra tác động đến người được bảo hiểm, người bảo hiểm không tham gia một cách trực tiếp vào việc khắc phục hậu quả của chúng. Sự can thiệp của người bảo hiểm chính là việc thanh toán một số tiền, một khoản trợ cấp được ấn định trên hợp đồng bảo hiểm. Khoản trợ cấp này có thể được thanh toán cho người được bảo hiểm hoặc là người người khác – người thụ hưởng, tùy vào từng loại hình bảo hiểm và mục đích ký kết hợp đồng bảo hiểm của người tham gia.

Cũng như các hợp đồng bảo hiểm khác, khi tham gia bảo hiểm con người thì người mua phải đóng phí theo quy định và doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện chi trả, bồi thường nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

3 đặc trưng cơ bản của bảo hiểm con người

Bảo hiểm con người không thể áp dụng bảo hiểm trùng
Bảo hiểm con người không thể áp dụng bảo hiểm trùng

1. Cách xác định số tiền bảo hiểm

Khi thỏa thuận về hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa theo đó mà xác định số tiền bảo hiểm.

Căn cứ vào thu nhập bình quân, mức chi phí y tế bình quân mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đưa ra các mức số tiền bảo hiểm khác nhau. Bên mua bảo hiểm sẽ tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình để lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp.

2. Áp dụng nguyên tắc khoán trong các nghiệp vụ

Khi chẳng may xảy ra sự kiện bảo hiểm và có thông báo từ bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tính toán số tiền cần phải chi trả dựa trên hai yếu tố: số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định đi kèm.

Để xác định số tiền trả bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ lấy số tiền bảo hiểm nhân với tỷ lệ trả tiền tương ứng với thương tích của người được bảo hiểm.

Việc áp dụng nguyên tắc khoán trong bảo hiểm con người dựa theo triết lý tính mạng, sức khỏe của con người là vô giá. Vì thế nếu gặp phải tai nạn, rủi ro thì người được bảo hiểm sẽ được nhận các quyền lợi từ tất cả những hợp đồng bảo hiểm có liên quan.

3. Không áp dụng bảo hiểm trùng trong bảo hiểm con người

Một người có thể tham gia hoặc được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm con người. Tuy nhiên các hợp đồng đó sẽ chi trả độc lập trong trường hợp người được bảo hiểm gặp biến cố, tai nạn có phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Ngoài ra bảo hiểm con người cũng không được áp dụng nguyên tắc thế quyền. Cụ thể trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong do bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả như thỏa thuận trong hợp đồng. Doanh nghiệp hoàn toàn không có quyền thay thế người được bảo hiểm để đòi bên thứ ba.

5 Quy định về hợp đồng bảo hiểm con người

Quy định về hợp đồng bảo hiểm con người
Quy định về hợp đồng bảo hiểm con người

Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định về hợp đồng bảo hiểm con người như sau:

1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

a) Bản thân bên mua bảo hiểm;

b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;

d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

2. Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khoẻ con người

Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong bảo hiểm sức khoẻ con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

4. Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ

Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.

a. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan.

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.

b. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

a) Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng;

b) Giảm số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.

c. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.

5. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ

– Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

– Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Các bên có thể thoả thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.

Tìm hiểu thêm về bảo hiểm tai nạn con người tại Medplus, hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí nhé

Nguồn tham khảo

Để lại một bình luận