Chính sách bảo hiểm tiền gửi ra đời như một giải pháp hữu hiệu giúp mọi người giảm bớt những lo lắng bất an khi gửi tiền tiết kiệm. Trong bài viết bên dưới, hãy cùng Medplus tìm hiểu các thông tin liên quan đến gói bảo hiểm này.
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 định nghĩa, loại hình bảo hiểm này là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm trong hạn mức ký kết, khi tổ chức tham gia rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền cho người gửi tiền hoặc do phá sản.
Bảo hiểm tiền gửi cũng thuộc trong nhóm bảo hiểm phi nhân thọ để bảo đảm quyền lợi cho người được bảo hiểm trong thời hạn ký kết.
Tại mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ mà chính sách này được xây dựng hướng đến một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau , có thể kể đến như:
- Bảo vệ người gửi tiền, đối tượng có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi.
- Tăng cường niềm tin công chúng, góp phần giảm thiểu đột biến rút tiền gửi, tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và tham gia quá trình xử lý khủng hoảng tài chính.
- Các mục tiêu khác như góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ chức nhận tiền gửi có quy mô và trình độ phát triển khác nhau.
Theo điều 18, đạo luật này quy định thì tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dưới các hình thức như:
- Tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn
- Tiền tiết kiệm
- Kỳ phiếu, tín phiếu
- Các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng
Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, không vượt mức hạn mức trả tiền do Ngân hàng nhà nước đề nghị theo từng thời kỳ. Theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, từ ngày 05/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả tối đa là 75 triệu đồng, với cách cách tính phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
- Hai người A và B có chung thẻ tiền gửi tại 1 tổ chức tham gia bảo hiểm. Khi phát sinh nghĩa vụ chi trả, số tiền bảo hiểm được trả cho cả 2 người tối đa là 75 triệu đồng và được phân chia theo thỏa thuận của 2 bên.
- Nếu người A có một thẻ tiền gửi cá nhân khác cũng tại tổ chức đó thì số tiền bảo hiểm được trả cho thẻ tiền gửi riêng của người A và số tiền được phân chia cho người A theo thoả thuận 2 bên không được vượt quá 75 triệu đồng.
Bảo hiểm tiền gửi dành cho đối tượng nào?
Theo điều 6, Luật bảo hiểm tiền gửi và điều 4, Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ, một số đối tượng sau bắt buộc tham gia BHTG gồm:
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân như ngân hàng thương mại, hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật của tổ chức tín dụng.
- Những tổ chức tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng.
Theo điều 15, bộ luật này quy định: “Tổ chức tham gia BHTG phải niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia BHTG tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi”, điều này nhằm giúp người gửi tiền có thể nhận biết tổ chức đó đã tham gia hay chưa. Sau đây là những thông tin mà một chứng nhận cần có:
- Tên tổ chức cấp chứng nhận tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
- Tên tổ chức được cấp chứng nhận tham gia
- Nội dung chứng nhận: Đã tham gia bảo hiểm tiền gửi kể từ ngày…tháng …năm
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Đây là tổ chức tài chính được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách công về bảo hiểm tiền gửi, thuộc sự quản lý của tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, với các vai trò quan trọng như:
- Quy định trách nhiệm và quyền hạn của từng đối tượng tham gia.
- Góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, xây dựng thị trường tài chính ổn định, an toàn và cạnh tranh công bằng.
- Với nền kinh tế, hoạt động của tổ chức này góp phần duy trì sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội, tiền đề cho ổn định và phát triển kinh tế.
Sau đây là một số nhiệm vụ và quyền hạn mà các tổ chức này phải thực hiện theo luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành là:
- Xây dựng chiến lược phát triển để Thủ tướng phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Kiến nghị, đề xuất về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi
- Yêu cầu tổ chức tham gia BHTG cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm theo định kỳ hay đột xuất.
- Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn
- Chi trả và ủy quyền chi trả tiền cho người được bảo hiểm theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan.
- Các điều khoản khác
Hy vọng các thông tin được liệt kê trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về bảo hiểm tiền gửi và những quy định liên quan đến loại hình bảo hiểm này.
Xem thêm
- (2022) Có nên mua bảo hiểm sức khỏe khi đã sở hữu bảo hiểm y tế không?
- (2022) Lựa chọn bảo hiểm sức khỏe dài hạn và ngắn hạn
- [2022] Viêm màng não do lao mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia được không?
- [2022] Bạn dự định nghỉ việc để làm việc tự do? Hãy tìm hiểu về các gói bảo hiểm sức khỏe
- [2022] Bạn có nên tăng khoản khấu trừ trong hợp đồng bảo hiểm sức khỏe của mình?
- [2022] Bạn có nên mua nhiều bảo hiểm nhân thọ không?
- [2022] Bạn có nên mua bảo hiểm bệnh hiểm nghèo khi đã có bảo hiểm sức khỏe không?
- [2022] Bạn có thể mua được bảo hiểm Bảo Việt An Gia tại Yên Bái
- [2022] Có bắt buộc phải mua bảo hiểm tai nạn lao động hay không?
- [2022] Người không đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- [2022] Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản là gì?
- [2022] Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật là gì?
- [2022] Những điều cần làm khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn hết hạn
- [2022] Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ: Định nghĩa, Quyền lợi và Tầm quan trọng